Cảnh báo lừa đảo bất động sản nở rộ Saigon – TPHCM

Vụ Alibaba vẫn còn nóng hổi và luôn được đưa ra như một điển hình của sự lừa đảo trên thị trường bất động sản nhưng ngay tại thời điểm này, vẫn có hàng loạt vụ tương tự.
Trong khi vụ Công ty cổ phần địa ốc Alibaba (Công ty Alibaba) lừa đảo gần 7.000 người với số tiền hơn 2.500 tỉ còn đang nóng hổi thì lại xuất hiện thêm nhiều vụ lừa đảo phân lô, bán nền dự án “ma” trên đất nông nghiệp tương tự. Sự buông lỏng của chính quyền địa phương là nguyên nhân nở rộ các dự án “ma” thế này.
Nở rộ dự án “ma”
Chỉ trong vòng 3 năm cho đến khi Bộ Công an, Công an TP.HCM khởi tố và bắt hàng loạt lãnh đạo cao cấp của công ty, Alibaba đã triển khai tới khoảng 40 dự án tại nhiều tỉnh như Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận.

Việc chậm trễ, đùn đẩy của các cơ quan công an khi liên tục nhận định các kiểu lừa đảo này là giao dịch dân sự để không xử lý; phát hiện những vi phạm hành chính cũng không chuyển cho cơ quan thẩm quyền là nguyên nhân dẫn đến tình trạng công ty kinh doanh, môi giới BĐS lộng hành

LS Trần Đức Phượng, Đoàn LS TP.HCM

Khách hàng vây quanh bà Trần Thị Mỹ Hiền – chủ tịch HĐQT Hoàng Kim Land –  đòi lại đất 

Tất cả các dự án đều có chung một công thức, là đất nông nghiệp do các cá nhân đứng tên hoặc đã được quy hoạch là đất công viên, giao thông và thậm chí là đất nghĩa trang… nhưng Alibaba tự ý vẽ lên các dự án hoành tráng, tự phân lô để bán nền đất “ma” cho khách hàng. Dù dự án “ma”, nhưng không ít trong số đó đã được Công ty Alibaba xây dựng hệ thống hạ tầng mà chính quyền địa phương vẫn làm ngơ.
Hệ quả, theo Công an TP.HCM, Công ty Alibaba đã bán đất nền, huy động vốn của 6.700 người, với số tiền hơn 2.500 tỉ đồng theo hình thức đa cấp. Sau khi Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch HĐQT công ty này, bị bắt, hàng ngàn khách hàng kéo đến Công ty Alibaba tố cáo nhưng hy vọng lấy lại tiền là rất khó. 
Liên tục giăng băng rôn nhưng khách hàng Hoàng Kim Land không đòi được tiền 
Đáng nói, vụ Alibaba vẫn còn nóng hổi và luôn được đưa ra như một điển hình của sự lừa đảo trên thị trường bất động sản (BĐS) nhưng ngay tại thời điểm này, vẫn có hàng loạt vụ tương tự.
Mới đây, hàng trăm khách hàng đã đưa đơn lên Bộ Công an tố cáo Công ty TNHH tư vấn BĐS Hoàng Kim Land (HKL) do bà Trần Thị Mỹ Hiền là Chủ tịch HĐQT, Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư Angel Lina (Công ty Angel Lina) do bà Phạm Thị Tuyết Nhung làm giám đốc, có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, ông Trần Hoàng Lâm (56 Phan Huy Ôn, P.19, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) và 5 người bạn đã bỏ tiền mua 6 nền đất tại dự án Hương lộ 11, xã Tân Quý Tây, H.Bình Chánh, TP.HCM, do Công ty HKL làm chủ đầu tư.
Trước khi các quận huyện TP.HCM phát cảnh báo, đã có rất nhiều người dân rơi vào bẫy lừa của Công ty Angel Lina. Hậu quả của vụ việc gây mất ANTT tại địa phương.
Mỗi nền diện tích khoảng 80 m2, với giá hơn 1,1 tỉ đồng/nền. Đến nay nhóm của ông đã đóng 50% giá trị hợp đồng nhưng Công ty HKL vẫn chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chưa hoàn tất pháp lý dù theo hợp đồng đến tháng 12.2018 phải giao nền.
“Hiện khu đất vẫn đứng tên ông Lương Văn Tấn và bà Nguyễn Thị Kim Thoa ngụ số 15/13A ấp 2, xã Tân Quý Tây, H.Bình Chánh; phía Công ty HKL mới đặt cọc mua đất với ông Tấn. Dù chưa có đất nhưng Công ty HKL đã vẽ dự án để bán dù chưa được bất kỳ cơ quan chức năng nào phê duyệt”, ông Lâm cho hay.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài dự án trên, Công ty HKL cũng vẽ hàng loạt dự án khác ở Hóc Môn, Bình Chánh, Q.8 và tỉnh Long An để bán cho khách hàng. Khi sự việc “nổ” ra, hàng trăm khách hàng đã nhiều lần kéo đến Công ty HKL cũng như đến nhà riêng của bà Trần Thị Mỹ Hiền để yêu cầu trả lại tiền, nhưng lãnh đạo công ty này liên tục lẩn tránh.
Khốn khổ hơn, hàng năm trời qua rất nhiều khách hàng của Công ty Angel Lina đã đâm đơn cầu cứu, tố cáo khắp nơi việc công ty này lừa bán đất ở khu dân cư Đỗ Xuân Hợp (P.Phước Long B, Q.9), khu dân cư Tây Lân (P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, TP.HCM). Theo thông tin chính quyền địa phương cung cấp, trên địa bàn P.Phước Long B không có dự án “khu dân cư Đỗ Xuân Hợp” do Công ty Angel Lina làm chủ đầu tư. Thửa đất mà công ty này lập dự án bán cho dân hiện thuộc quyền quản lý của Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn.

Trong thời gian gần đây, trước văn phòng của Công ty Angel Lina tại 22B Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao, quận 1 liên tục có nhóm nạn nhân tụ tập, đòi công ty trên trả lại tiền, có hôm còn xảy ra xô xát gây mất an ninh trật tự nơi đây. Tại các địa phương có dự án ma thì an ninh trật tự phức tạp không kém. Cụ thể như quận Bình Tân đã triển khai cắm biển cảnh báo tại các khu đất được rao bán trái phép. Thế nhưng, khi chúng tôi đến dự án Tây Lân, phường Tân Tạo, và dự án đường Nguyễn Thị Tú, phường Bình Hưng Hoà B, biển cảnh báo đã không còn. Riêng tại dự án Triều An, phường An Lạc biển cảnh báo bị xịt sơn đen không thể đọc được.

Trước tình hình phức tạp trên, UBND TP.HCM mới đây đã có văn bản yêu cầu các quận huyện rà soát các giao dịch bất động sản trên địa bàn và thông tin rộng rãi các dự án ma cho người dân biết.

Trong khi đó, theo UBND Q.Bình Tân, tại thửa đất mà Công ty Angel Lina giới thiệu là khu dân cư Tây Lân không hề tồn tại bất cứ dự án nào. Đến tháng 4.2019, ông Trần Quốc Hưng, Chủ tịch UBND P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, đã ký thông báo về việc mua bán đất nền có dấu hiệu lừa đảo tại tổ 5, KP.6, P.Linh Trung do Công ty Angel Lina làm chủ đầu tư. Bởi vị trí lô đất mà công ty này phân lô bán nền được quy hoạch là đất giáo dục, đang trong giai đoạn đền bù giải tỏa.
Mới đây nhất, hàng trăm khách hàng đã kéo đến trụ sở Tỉnh ủy Long An và gửi đơn đến Bộ Công an tố cáo bà Nguyễn Kim Phượng, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và xây dựng BĐS Hưng Thịnh tại Long An (không phải Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh (Hưng Thịnh Corporation) tại TP.HCM); bà Nguyễn Thị Kim Liên, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên BĐS Đất Xanh Long An và một số cá nhân khác có hành vi lừa đảo tại dự án Hưng Thịnh Cát Tường và Hưng Thịnh Cát Tường 2 (H.Đức Hòa, Long An).
Những khách hàng ở đây cho biết hai dự án này đến nay chủ đầu tư đã bán cho họ nhưng vẫn chưa hoàn thành việc đền bù giải phóng mặt bằng. Thậm chí tại dự án Hưng Thịnh Cát Tường 2, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên BĐS Đất Xanh Long An còn bị người dân tố cáo chưa bồi thường đã tự ý chiếm dụng đất của người dân để phân lô bán nền. Hiện đơn tố cáo của người dân đã được Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) tiếp nhận xử lý.
Do luật pháp không nghiêm

Theo chuyên gia BĐS Phan Công Chánh, đất nền phân lô giá rẻ vùng ven thời gian qua nở rộ bởi giá rẻ, phù hợp với số đông, nhất là những người ít tiền. Dòng sản phẩm này đánh đúng tâm lý ưa thích đất nền đã ăn sâu trong tiềm thức của nhiều người.
Ngoài ra, thủ thuật dùng cam kết lợi nhuận khủng của các chủ đầu tư là miếng mồi ngon dễ “dụ” người khác bỏ tiền mà không tìm hiểu kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, chế tài và quy định pháp luật trong lĩnh vực này vẫn còn kẽ hở, dễ bị lợi dụng và không nghiêm khiến dự án phân lô bán nền lừa đảo nở rộ.
“Trong khi đó việc quản lý, giám sát và theo dõi thực trạng về công tác quản lý đất đai tại nhiều địa phương quá lỏng lẻo, thậm chí là tiêu cực. Do đó, cần hoàn thiện hơn nữa về luật, cụ thể là chế tài đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm theo hướng tăng nặng hình phạt để chấn chỉnh tình trạng này”, ông Chánh nói.
Theo LS Trần Đức Phượng (Đoàn LS TP.HCM), pháp luật hiện nay đã có các quy định xử phạt khá đầy đủ. Vì vậy, cơ quan quản lý cần có tổng kết, nhận diện tình hình và hình thức vi phạm mới này để có biện pháp hữu hiệu hơn. Trong đó phải quy trách nhiệm và xử lý đối với UBND cấp xã, huyện và cơ quan quản lý chuyên ngành (xây dựng, đất đai).
“Việc chậm trễ, đùn đẩy của các cơ quan công an khi liên tục nhận định các kiểu lừa đảo này là giao dịch dân sự để không xử lý; phát hiện những vi phạm hành chính cũng không chuyển cho cơ quan thẩm quyền là nguyên nhân dẫn đến tình trạng công ty kinh doanh, môi giới BĐS lộng hành. Trong khi đó, UBND các cấp lại ngại đụng đến doanh nghiệp (thường hay chỉ xử lý cá nhân); cấp chuyên ngành thì không đủ nhân lực và cũng ít xử lý đơn thư, thông tin về vi phạm từ công dân và cơ quan báo chí. Rồi cơ quan này chờ cơ quan kia, dấu hiệu bao che, làm ngơ… là rất rõ. Chẳng hạn như trường hợp Công ty Alibaba đã diễn ra nhiều năm, nhiều thông tin, nhiều tố cáo nhưng đến nay mới bắt đầu xử lý. Do đó, ngoài việc xử lý hình sự các doanh nghiệp vi phạm, cũng cần xử nghiêm các cơ quan chức năng liên quan ở địa phương”, LS Phượng phân tích.

Theo LS Trần Minh Cường (Đoàn LS TP.HCM), các cơ quan chức năng cần rà soát và điều chỉnh ngay các quy định có liên quan để tránh kẽ hở nhằm tạo điều kiện cho các chủ đầu tư không có năng lực “lách luật” để kinh doanh BĐS. Bên cạnh đó, cần thanh tra, làm rõ các cơ quan nhà nước tại địa phương có dấu hiệu buông lỏng quản lý để cho chủ đầu tư tự do tung hoành, xây dựng hạ tầng kỹ thuật không phép, rao bán công khai các sản phẩm BĐS chưa đủ điều kiện kinh doanh.

Rộ lừa đảo bất động sản: Làm sao ngăn chặn những dự án “ma”?
Mặc dù “cơn địa chấn” mang tên Địa ốc Alibaba vẫn còn nóng hổi và luôn được đưa ra như một ví dụ điển hình của sự lừa đảo trên thị trường bất động sản nhưng ngay tại thời điểm này, vẫn có hàng loạt vụ tương tự. Do đó, vấn đề làm sao ngăn chặn những dự án “ma” đang trở thành cấp thiết.

Nhà đầu tư sợ mua nhầm dự án “ma” 

Những năm gần đây, khi quỹ đất tại khu vực trung tâm TPHCM ngày càng khan hiếm, nhiều nhà đầu tư đã đổ xô về vùng ven để “săn” đất nền. Đáng chú ý, khi có thông tin tỉnh Đồng Nai sắp xây dựng sân bay Long Thành và xây cầu Cát Lái, thị trường đất nền ở vùng ven TPHCM ngày càng “hút” nhà đầu tư.

Thế nhưng, sau khi lãnh đạo Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba (Địa ốc Alibaba) bị bắt cách đây không lâu, nhiều nhà đầu tư bắt đầu “chùn tay” trong việc mua đất nền. Nguyên nhân là do họ sợ mua nhầm những dự án “ma” rồi “mất tiền oan”, giống như hàng ngàn khách hàng đã lỡ đầu tư vào các dự án “bánh vẽ” tại TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận mà Địa ốc Alibaba dựng lên, rao bán rầm rộ thời gian qua.

Theo tìm hiểu, trước khi bị công an khởi tố và bắt hàng loạt lãnh đạo cao cấp, Địa ốc Alibaba đã triển khai tới 40 dự án tại nhiều tỉnh như Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận.

Tất cả các dự án đều dùng chung một “chiêu thức” là đất nông nghiệp do các cá nhân đứng tên hoặc đã được quy hoạch là đất công viên, giao thông và thậm chí là đất nghĩa trang… nhưng Alibaba tự ý vẽ lên các dự án hoành tráng, tự phân lô để bán nền cho khách hàng.

Công an TPHCM cho biết, Công ty Alibaba đã bán đất nền, huy động vốn của 6.700 người, với số tiền hơn 2.500 tỉ đồng theo hình thức đa cấp. Sau khi Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch HĐQT công ty này, bị bắt, hàng ngàn khách hàng kéo đến Công ty Alibaba tố cáo nhưng hy vọng lấy lại tiền là rất khó.
Vẫn còn những “bản sao” Alibaba
Dù “cơn địa chấn” Alibaba vẫn còn nóng hổi và luôn được đưa ra như một ví dụ điển hình của sự lừa đảo trên thị trường bất động sản (BĐS) nhưng ngay tại thời điểm này, vẫn có hàng loạt vụ tương tự.
Mới đây nhất, hàng trăm khách hàng đã kéo đến trụ sở Tỉnh ủy Long An và gửi đơn đến Bộ Công an tố cáo bà Nguyễn Kim Phượng, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và xây dựng BĐS Hưng Thịnh tại Long An (không phải Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh (Hưng Thịnh Corporation) tại TPHCM); bà Nguyễn Thị Kim Liên, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên BĐS Đất Xanh Long An và một số cá nhân khác có hành vi lừa đảo tại dự án Hưng Thịnh Cát Tường và Hưng Thịnh Cát Tường 2 (H.Đức Hòa, Long An).
Những khách hàng ở đây cho biết, hai dự án này đến nay chủ đầu tư đã bán cho họ nhưng vẫn chưa hoàn thành việc đền bù giải phóng mặt bằng. Thậm chí tại dự án Hưng Thịnh Cát Tường 2, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên BĐS Đất Xanh Long An còn bị người dân tố cáo chưa bồi thường đã tự ý chiếm dụng đất của người dân để phân lô bán nền. Hiện đơn tố cáo của người dân đã được Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) tiếp nhận xử lý.
Ngoài trường hợp trên, mới đây, hàng trăm khách hàng đã đưa đơn lên Bộ Công an tố cáo Công ty TNHH tư vấn BĐS Hoàng Kim Land (HKL) do bà Trần Thị Mỹ Hiền là Chủ tịch HĐQT, Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư Angel Lina (Công ty Angel Lina) do bà Phạm Thị Tuyết Nhung làm giám đốc, có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Theo tìm hiểu, ngoài dự án trên, Công ty HKL cũng vẽ hàng loạt dự án khác ở Hóc Môn, Bình Chánh, Q.8 và tỉnh Long An để bán cho khách hàng. Khi sự việc “nổ” ra, hàng trăm khách hàng đã nhiều lần kéo đến Công ty HKL cũng như đến nhà riêng của bà Trần Thị Mỹ Hiền để yêu cầu trả lại tiền, nhưng lãnh đạo công ty này liên tục lẩn tránh. 
Cần tăng cường công tác quản lý
Ở góc độ pháp lý, Luật sư Thái Đức Long (Đoàn Luật sư TPHCM) nhận định có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nhiều khách hàng mua nhầm các dự án “ma” như trên. Trong đó, nguyên nhân tiên quyết là do sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương. Dễ thấy điều này khi những sự kiện Công ty mở bán đất nền được tổ chức hoành tráng, treo bảng giới thiệu thật to ở khu vực và quảng cáo liên tục trên mạng, trên điện thoại… và đặc biệt là họ tổ chức thi công xây dựng hạ tầng rầm rộ mà chính quyền địa phương không biết là điều vô lý.
Ngoài ra, theo Luật sư Long, nguyên nhân thứ hai là ở phía người mua. Khi tham gia giao dịch bất động sản, người mua thường có xu hướng hùa theo đám đông, nghe lời tư vấn “có cánh” của đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp đánh vào tâm lý ham rẻ, sợ mua hụt để tranh mua… mà “nhắm mắt mua đại”. Đó là chưa kể, người mua còn bỏ qua hoặc không biết cách kiểm tra thông tin dự án mà chỉ nhìn vào bề ngoài như cách tổ chức sự kiện, số lượng người tham gia, các bảng quảng cáo hấp dẫn, hạ tầng đang thi công rầm rộ tại dự án mình đang được giới thiệu nên dễ bị lừa.
Nhằm hạn chế, giảm thiểu tình trạng có dấu hiệu lừa đảo trong rao bán đất nền, Luật sư Long cho rằng, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương cần phải tăng cường công tác quản lý, thực thi nghiêm pháp luật về kinh doanh bất đông sản tại các địa phương theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản. 
Đồng thời, các cơ quan chức năng cần chấn chỉnh ngay những cán bộ thoái hóa, biến chất, tiếp tay hoặc làm ngơ cho cái xấu hoành hành và phải có giải pháp hữu hiệu ngăn chặn các dự án “ma”. Bởi lẽ, thời gian trước, ở cấp phường, xã chỉ dùng giải pháp là dựng bảng cảnh báo tại địa điểm dự án “ma” mà không có bất kỳ động tác quyết liệt nào cả.
Mặt khác, Sở xây dựng ở các tỉnh, thành cần kiểm tra ngay khi có thông tin dự án được mở bán để kịp thời phát hiện những dự án chưa đủ điều kiện mở bán theo Luật kinh doanh bất động sản và cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
“Chính phủ cần phải có giải pháp để Ngân hàng chủ động thông tin những dự án nào đã thế chấp nhằm tránh tình trạng chủ đầu tư vừa thế chấp ngân hàng, vừa bán nền cho người dân. Do đây là điều rất tế nhị vì Ngân hàng phải giữ bí mật giao dịch với khách hàng, nhưng không phải không làm được”, Luật sư Long nhận định thêm.
Xem thêm: King Home Land lừa đảo dự án TPHCM

Đầu năm 2020, UBND quận 9 (TP HCM) vừa phát thông báo về dự án “ma” có tên King Home 4 tại thửa đất 527, tờ bản đồ số 21, phường Long Trường. Theo đó, diện tích đất rộng hơn 1.000m2 quy hoạch làm đất ở. Tuy nhiên, thời gian qua ông Đặng Tiến Trường (27 tuổi), Giám đốc Công ty Cổ phần King Home Land tự ý vẽ dự án bán cho hàng loạt khách hàng.

Khách hàng căng băng rôn “tố” Công ty King Home Land. Để có thông tin đa chiều, PV của chuyên trang https://vietnamdaily.net.vn/ đã đến trụ sở Công ty King Home Land (đường số 7, phường 7, quận Gò Vấp) để liên hệ làm việc. Tuy nhiên, công ty này gỡ bảng hiệu, không còn hoạt động, hiện không biết địa chỉ cụ thể của doanh nghiệp này ở đâu. PV cũng đã gọi vào số điện thoại của Ông Đặng Tiến Trường nhưng không liên lạc được.

Theo quận này, khu đất này chưa được cơ quan chức năng phê duyệt dự án hoặc phương án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chưa thực hiện việc tách thửa và nghĩa vụ thuế. Hiện nay, UBND quận 9 đã cắm bảng cảnh báo.
Công an quận Gò Vấp xác nhận đang làm việc đối với giám đốc công ty nói trên về việc chiếm dụng tài sản thuê. Ngoài ra, cơ quan công an còn nhận hàng chục đơn tố cáo người này liên quan đến các dự án “ma”.

UBND quận 9 và quận 12, TP HCM cũng treo bảng cảnh báo và kêu gọi người dân cẩn thận với các dự án của Công ty CP King Home Land do nam thanh niên 27 tuổi tên Đặng Tiến Trường làm tổng giám đốc.

Hơn một năm qua, vị giám đốc này đã ký và thu hàng chục tỉ đồng từ khách hàng. Các dự án có tên King Home 4 (quận 9), King Home 2 (quận 12) chưa được cơ quan chức năng phê duyệt dự án hoặc phương án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chưa thực hiện việc tách thửa và nghĩa vụ thuế. Bà L.T.N (ngụ quận 2) thông tin trong quá trình giao dịch đối với dự án tại quận 9 của công ty nói trên nhận thấy có nhiều bất thường, sau đó, giám đốc công ty đã gửi giấy thông báo cho vay của Ngân hàng Viecombank Chi nhánh Nguyễn Huệ. Tuy nhiên, khi liên hệ đến chi nhánh này, ngân hàng cho hay chưa từng hợp tác với công ty nào có tên King Home Land. Bà N. đã cùng 20 người khác làm đơn tố cáo.

Công Ty Cổ Phần King Home Land, mã số thuế 0315046914, địa chỉ: 57 Đường số 7, KDC CityLand Center Hill, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP. HCM. Do đại diện là : ĐẶNG TIẾN TRƯỜNG, Số CMND 225459581, cấp ngày 2/8/2014 tại: Công An Tỉnh Khánh Hòa.
Đặng Tiến Trường số điện thoại 0965515123-0333444445 quê ở Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, học cấp 3 tại trường THPT Trần Cao Vân

Nguồn: Thanh Niên – VTV – Dân Trí

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top