Có ngân hàng bảo lãnh người mua nhà vẫn lo sợ trắng tay?

Sau 2 năm kể từ khi Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 (sửa đổi) có hiệu lực, người dân thực sự đã bớt lo lắng với quy định bắt buộc dự án phải có bảo lãnh ngân hàng mới được bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai hay chưa? 
Chung cư La bonita (Quận Bình Thạnh) bán 1 căn hộ cho nhiều người. Đã khởi tố vụ án vào tháng 2/2019
Rất nhiều bà con Việt kiều khi đầu tư mua nhà dư án trong nước đều có cùng một câu hỏi: “Sao Việt Nam làm ngược với các nước khác?” Sự ngược này nằm ở chỗ, các nước khác chỉ bắt đầu bán khi nhà đã hoàn thiện, giao nhà vào ở luôn, không đủ tiền thì cho người mua vay ngân hàng. Còn ở trong nước, cứ phải đặt mua nhà trên giấy, trả theo tiến độ, rồi hồi hộp chờ và lo lắng không biết lúc nào được giao nhà. 
Sau nhiều dự án kéo dài và các tranh chấp với chủ đầu tư, Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 (sửa đổi) có hiệu lực với quy định bắt buộc dự án phải có bảo lãnh ngân hàng mới được bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đã thật sự làm người mua nhà yên tâm hay chưa? 
Trên thực tế, rất nhiều dự án hiện nay vẫn đang lách luật và chưa thực hiện đúng Luật Kinh doanh Bất động sản 2014. Một phần cũng do nhều người mua nhà chưa nắm rõ quy định này. 
Đầu tiên, khi dự án được ngân hàng bảo lãnh, người mua nhà đương nhiên phải gánh thêm chi phí này vào giá mua, như một sự bảo hiểm tài sản. 
Bất chấp quy định phải làm xong móng và phải được ngân hàng bảo lãnh mới được ký hợp đồng mua bán, các dự án vẫn ầm ầm dựng lên và rao bán ào ào. Dự án Richmond City trên đường Nguyễn Xí của Hưng Thịnh Land thực chất đã cho nhân viên “xuống đường” phát tờ rơi từ lúc chưa làm hàng rào. 
Theo một nhân viên của Hưng Thịnh Land, vào thời điểm hiện tại chỉ mới “nghe nói” được ngân hàng bảo lãnh nhưng thực chất có văn bản giấy tờ chưa thì chưa biết. Khách hàng nào đặt cọc xong, tuần sau chuyển qua ký hợp đồng ngay dù móng chưa làm xong.
Dự án Opal Riverside đã được ngân hàng bảo lãnh từ tháng 3/2016 và tự tin bán kí hợp đồng rầm rộ. Tuy nhiên vào giai đoạn này, dự án chỉ mới xong căn nhà mẫu hoành tráng và công viên bờ song, còn móng nhà nằm đâu chưa thấy. 
Dựa trên lời quảng cáo diệu kỳ về việc ngân hàng bảo lãnh, có chắc chắn người mua nhà sẽ được bảo vệ khi ngân hàng vi phạm hợp đồng không? Câu trả lời vẫn còn lấp lửng vì thực sự Luật mới áp dụng gần 2 năm, chưa bùng phát các hệ lụy. Tuy nhiên, không hiếm những hợp đồng kinh tế của các công ty với nhau, có chứng thư bảo lãnh nhưng không được ngân hàng trả tiền ra khi có sự cố. 
Vậy thì, với quy định về giới hạn cấp tín dụng chỉ được tối đa 25% vốn tự có của ngân hàng đang là một trong những rào cản để các ngân hàng thực hiện bảo lãnh và cũng là nỗi lo cho chính chủ đầu tư và người đ mua nhà. Thực tế, hầu hết các dự án BĐS đều có giá trị lớn hơn so với vốn tự có của ngân hàng, chưa kể một ngân hàng có thể bảo lãnh cùng lúc nhiều dự án. Một tương lai mờ mịt và đầy ám ảnh như bàn cờ domino có thể diễn ra: Bất động sản sập hầm hàng loạt, ngân hàng cũng hết khả năng và người cuối cùng chịu rủi ro vẫn là người mua nhà. 
Trở lại với nhiều lo lắng trong cách thức mua bán nhà hình thành trong tương lai, nhiều Việt kiều hết sức lo lắng và khuyên người nhà không vội đổ tiền cho các dự án chưa thấy nhà. Tiền trong túi mình vẫn là của mình! Có thể đầu tư bất động sản sẽ giảm được lo lắng đồng tiền mất giá nhưng mối lo mất trắng còn to hơn nhiều lần khi chủ đầu tư và ngân hàng “bắt tay” nhau cùng hứa hẹn!
Linh Lan


Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top