Dân không có tiền vào Khu tái định cư Bình Khánh, Dự án New City nhộn nhịp thành nhà ở thương mại

Ngày 26/6, Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra công tác quản lý Nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai đối với Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM.

Xem thêm: Sự thật TPHCM còn 38 hộ hay 500 hộ chưa có nhà ở?

Trong đó, riêng nội dung đối với khu tái định cư 38,4 ha thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Thanh tra Chính phủ cho biết tại thời điểm thanh tra, các dự án thuộc Khu tái định cư này đã được Thanh tra Bộ Xây dựng và Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm tra và có kết luận. Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND TPHCM báo cáo và cung cấp hồ sơ bổ sung.
Dự án Khu tái định cư Bình Khánh có diện tích 38,4 ha. Dự án thuộc chương trình 12.500 căn hộ phục vụ tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dự án được đầu tư để tái định cư tại chỗ cho các hộ dân thuộc 5 phường trung tâm của khu đô thị này. Dự án có ba khu, gồm khu 30,2 ha Bình Khánh có 4.216 căn hộ, khu 38,4 ha Bình Khánh có 6.220 căn hộ, khu 17,3 ha An Phú – Bình Khánh có 1.844 căn.
Mặc dù đã hoàn thiện nhiều năm, nhưng đến nay phần lớn các block nhà trong khu tái định cư Bình Khánh vẫn để trống. Sau lần đấu giá đầu tiên không có người mua, đầu tháng 11/2018, 3.790 căn hộ thuộc khu tái định cư này lại tiếp tục được đề nghị đem ra đấu giá lần 2.
Khu tái định cư Bình Chánh nằm trong khu đô thị Thủ Thiêm được thành phố yêu cầu phải trở thành dự án kiểu mẫu, đáp ứng mọi tiêu chuẩn về một nơi ở mới khang trang, hiện đại cho người dân, để từ đó nhân rộng cho các dự án tái định cư tiếp theo. Tuy nhiên, hiện nay nhiều block chung cư đã hoàn thành nhưng hầu như rất vắng người dọn đến sinh sống
Dự án bao gồm 3 khu: Khu 30,2ha Bình Khánh có 4.216 căn hộ. Khu 38,4ha Bình Khánh có 6.220 căn hộ. Khu 17,3ha An Phú – Bình Khánh có 1.844 căn hộ
Bước đầu cho thấy trong 4 dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư có 3 dự án được các nhà đầu tư xây dựng hoàn thành, bàn giao và thanh toán với UBND TPHCM để bố trí tái định cư. Hiện, do chưa bố trí tái định cư, UBND TP tiếp tục cho đấu giá để chuyển sang nhà ở thương mại. Còn lại một dự án 1.330 căn hộ đã được nhà đầu tư thay đổi thiết kế từ nhà ở tái định cư sang nhà ở thương mại, chuyển nhượng cho người sử dụng 1.122/1.228 căn hộ.
UBND TPHCM đã thanh lý hợp đồng đầu tư xây dựng khu tái định cư khi chưa có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng về việc giao đất là không đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013.
Hiện tại, sau nhiều năm xây dựng hàng loạt block cao tầng khu tái định cư Bình Khánh đã hoàn thiện. Mặc dù đã hoàn thành từ lâu nhưng hầu như tại đây rất vắng bóng người dọn đến sinh sống
Trước đó, Kiểm toán Nhà nước cũng đã công bố “Báo cáo kiểm toán hoạt động đầu tư xây dựng, mua nhà, đất phục vụ tái định cư và công tác quản lý, bố trí quỹ nhà, đất tái định cư giai đoạn 2016-2020 của TP HCM”. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) đã đầu tư xây dựng 12.500 căn hộ phục vụ tái định cư chưa phù hợp nhu cầu thực tế.
Cụ thể, đối với 3 dự án xây dựng chung cư thuộc khu tái định cư 38,4 ha (phường Bình Khánh, quận 2), đến thời điểm kiểm toán, chỉ có dự án 1.080 căn được bàn giao cho Ban Quản lý đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm và Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 2 để đưa vào sử dụng; 2 dự án còn tồn đọng hơn 3.700 căn hộ.
Hiện trên thị trường xuất hiện nhiều giao dịch chào bán khu tái định cư này như nhà thương mại. Mức giá chào bán các căn hộ này khá cao. Tuy nhiên theo tìm hiểu, các dự án này chưa được chuyển qua bán thương mại.
Được biết, dự án Khu tái định cư Bình Khánh có diện tích 38,4 ha. Dự án thuộc chương trình 12.500 căn hộ phục vụ tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dự án được đầu tư để tái định cư tại chỗ cho các hộ dân thuộc 5 phường trung tâm của khu đô thị này. Dự án có ba khu, gồm khu 30,2 ha Bình Khánh có 4.216 căn hộ, khu 38,4 ha Bình Khánh có 6.220 căn hộ, khu 17,3 ha An Phú – Bình Khánh có 1.844 căn.
Mặc dù đã hoàn thiện nhiều năm, nhưng đến nay phần lớn các block nhà trong khu tái định cư Bình Khánh vẫn để trống. Sau lần đấu giá đầu tiên không có người mua, đầu tháng 11/2018, 3.790 căn hộ thuộc khu tái định cư này lại tiếp tục được đề nghị đem ra đấu giá lần 2.
“Trong quá trình xử lý về trách nhiệm và kinh tế sau thanh tra, nếu không khắc phục được hoặc khắc phục không triệt để các vi phạm về kinh tế gây thiệt hại tài sản Nhà nước trước ngày 31/12/2019 thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật”, Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh
Trên cơ sở thẩm định giá theo giá thị trường vào thời điểm tháng 7/2018, Sở Tài chính đã báo cáo kiến nghị UBND TPHCM xem xét, phê duyệt phương án giá trị quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất với tổng giá trị khoảng 9.936 tỉ đồng. Theo quy định, doanh nghiệp khi tham gia đấu giá phải ký quỹ 20% giá khởi điểm. Nếu đơn vị trúng đấu giá thì trong vòng 1 tháng phải nộp 50% giá trị trúng đấu giá, 50% còn lại nộp trong vòng 90 ngày. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có danh nghiệp nào lên tiếng.
Ông Trần Khánh Quang, một chuyên gia bất động sản, cho rằng nguyên nhân chủ yếu khiến không doanh nghiệp nào tham gia đấu giá là bài toán tài chính. Với mức ký quỹ 20%, đơn vị tham gia đấu giá phải bỏ ra hơn 1.800 tỉ đồng, rồi 3 tháng sau phải nộp ít nhất khoảng gần 7.000 tỉ đồng nữa là điều không dễ với hầu hết các doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Mặt khác, mức giá cho nhà tái định cư như vậy là khá cao, tương đương với nhiều dự án căn hộ thương mại.
Hiện trên thị trường xuất hiện nhiều giao dịch chào bán khu tái định cư này như nhà thương mại. Mức giá chào bán các căn hộ này 40-60 triệu đồng/m2. Tuy nhiên theo tìm hiểu, các dự án này chưa được chuyển qua bán thương mại.
New City (góc trái) nằm trong khu đất tái định cư Thủ Thiêm 38,4 ha. 3 dự án xung quanh đã được các nhà đầu tư xây dựng hoàn thành, bàn giao và thanh toán với UBND TP HCM để bố trí tái định cư
Nổi bật là dự án hơn 1.200 căn hộ với các block nhà cao 28 tầng ngay mặt tiền Mai Chí Thọ của Công ty Thuận Việt. Dự án tái định cư này mới đây đã đổi tên thành “New City”. Dự án được chủ đầu tư trang trí khá bắt mắt với hệ thống đèn chiếu mặt ngoài dự án. Dù là nhà tái định cư tuy nhiên không khó để tìm kiếm một thông tin dự án này đang được rao bán là nhà ở thương mại trên mạng internet và các trang mạng xã hội khác như facebook, zalo…
New City có vị trí khá đẹp, mặt tiền tuyến đường huyết mạch Mai Chí Thọ nối quận 2, quận 9 vào trung tâm thành phố thông qua hầm Thủ Thiêm

Những sai phạm của TPHCM tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm:Sửa sai thế nào?

Theo Phó Giám đốc Sở Tài chính Trần Mai Phương, số tiền hơn 26.000 tỷ đồng tạm ứng mà TTCP yêu cầu thu hồi hoàn trả ngân sách là tiền chi trả kinh phí bồi thường hỗ trợ và tạo quỹ nhả đất tái định cư. Muốn thu hồi, TPHCM phải thực hiện quyết toán và việc này đang gặp khó khăn. Mới đây, UBND TPHCM đã có kiến nghị Thủ tướng cho TPHCM tiếp tục thực hiện chế độ bồi thường và nếu được chấp thuận sẽ đưa vào các dự án trung – dài hạn.

Liên quan số tiền trên, ông Võ Văn Hoan cho hay: TPHCM có 2 điểm sai khi ban hành hai quyết định phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư với tổng kinh phí hơn 38.000 tỷ. Thứ nhất, TPHCM không có thẩm quyền để ban hành.
Điểm sai thứ hai là 38.000 tỷ ban đầu đi vay ngân hàng nhưng bồi thường giải tỏa kéo dài, không theo kế hoạch nên thành phố phải trả lãi. Sau này, khi ngân sách có điều kiện, TPHCM mới tạm ứng 26.000 tỷ đồng.
“Tạm ứng mà không tất toán hàng năm là vi phạm Luật Ngân sách nhưng thực tế việc tạm ứng trên là để giảm tiền lãi vay. Vì vậy TTCP xác định TPHCM sai và về nguyên tắc phải thu hồi. TPHCM đã xin ý kiến đưa bồi thường giải phóng mặt bằng thành một dự án độc lập 38.000 tỷ đồng và nếu xác định số tiền này chi cho bồi thường giải tỏa tái định cư thì có thể tất toán được”, ông Hoan khẳng định.
Nói về chi phí đầu tư bình quân trên 1 m2 đất ở Thủ Thiêm, ông Võ Văn Hoan nói, quá trình xác định kéo dài và năm 2011 đã xác định là từ 45 -50 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, suốt thời gian dài không kêu gọi được nhà đầu tư nào nên lãnh đạo UBND TPHCM lúc đó xem xét lại theo hướng khấu trừ bớt những dự án đầu tư công như trường học, công viên (ngân sách lo), các dự án cầu đường kết nối Thủ Thiêm với các khu vực khác… để giảm chi phí đầu tư bình quân, làm cơ sở để xác định giá thuê đất, nộp tiền sử dụng đất…

Về việc cho doanh nghiệp (DN) “chiếm dụng” 1.800 tỷ đồng ngân sách, lãnh đạo UBND TPHCM giải thích là sai sót của thành phố. Khi DN đã triển khai xong dự án thì còn 1.800 tỷ trả ngân sách nhưng để DN “giữ giùm” như là khoản tiền gối đầu để tiếp tục thực hiện thêm một số đầu việc. “TTCP xác định thành phố sai và chúng tôi cũng thấy. Lẽ ra phải thu hồi về ngân sách”, ông Hoan nói.
Chỉ định thầu sai
Trả lời báo chí, Trưởng Ban Quản lý dự án khu ĐTM Thủ Thiêm Nguyễn Thế Minh thừa nhận, có 4 dự án lớn chỉ định thầu, không qua đấu thầu như Khu phức hợp tháp quan sát (11,5 ha); khu Sóng Việt (4,8 ha). Cả hai dự án trên đã đóng tiền sử dụng đất. Riêng hai dự án còn lại chưa nộp tiền sử dụng đất gồm dự án của tập đoàn Lotte (5 ha) và dự án khu phức hợp giải trí 20 ha. Quá trình thanh tra, cả hai dự án trên đã tạm ngưng.
“Hai dự án đã nộp tiền tiền, TTCP yêu cầu tính toán lại tiền sử dụng đất và cho tiếp tục thực hiện. 2 dự án  còn lại sẽ xem xét, có thể sẽ thu hồi đấu giá cùng với 55 lô đất. BQL đang tham mưu giao dự án cho Lotte vì họ quyết tâm và có thỏa thuận của 2 chính phủ”, ông Minh cho hay.
“TPHCM đã vận dụng có lợi cho DN hơn là cho thành phố. Mình ký hợp đồng BT và hợp đồng thanh toán BT bằng quỹ đất cùng một thời điểm. Đây là cái sai rất lớn. Khi họ mở đường thì giá đất tăng hàng chục lần. Mình làm như vậy nên có những lợi ích lẽ ra được hưởng thì TPHCM lại không được hưởng”.

Nguồn: CafeF – Tiền Phong



Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top