Những con số thống kê gần đây về dân số, nhà ở, mật độ dân cư… đã gây nên thắc mắc, không biết con số nào chính xác?
Những hình ảnh thường thấy ở Sài Gòn và Hà Nội
Dân số Sài Gòn 9 triệu?
Ngày 17/9/2019, UBND TP.HCM tổ chức hội thảo nhằm tìm ra giải pháp phát triển nhà ở để đáp ứng gia tăng dân số 1 triệu người sau mỗi 5 năm. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết theo thống kê đến năm 2019, dân số của thành phố là khoảng 9 triệu người nhưng thực tế hơn 13 triệu người đang sinh sống, học tập, làm việc tại đây. Việc tiếp nhận khoảng 200.000 người dân tăng thêm mỗi năm đặt ra những yêu cầu cao về phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là nơi cư trú của người dân.
Tại hội nghị Tổng kết kết quả sơ bộ công tác tổng điều tra dân số và nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 diễn ra ngày 11/10/2019, ông Võ thanh Sang, Phó Cục trưởng Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết tính đến 0 giờ ngày 1/4/2019, dân số thành phố đạt hơn 8,99 triệu người, trở thành địa phương đông dân nhất cả nước, tăng 1,8 triệu người so với năm 2009; trong đó nam chiếm 48,7%, nữ chiếm 51,3%.
Tỷ lệ tăng dân số bình quân 10 năm từ 2009-2019 của thành phố là 2,28%.
Dân số thành phố phân bổ không đồng đều, tập trung nhiều nhất ở quận Tân Bình (hơn 784.000 người), huyện Bình Chánh (hơn 705.000 người) và thấp nhất là huyện Cần Giờ (gần 72.000 người).
Về nhà ở, diện tích bình quân đầu người của thành phố là 19,4 m2/người. Thành phố hiện có 99,3% hộ (trong tổng số 2,5 triệu hộ) có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố, còn lại là hộ có nhà ở thiếu kiên cố hoặc đơn sơ (cá biệt có 39 hộ chưa có nhà ở).
Kiểm tra lại những thông tin cũ:
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km².
Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km². Đến năm 2011 dân số thành phố tăng lên 7.521.138 người.1 Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2014 thì dân số thành phố Hồ Chí Minh là 7.981.900 người. Tuy nhiên nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2017 là 14 triệu người
Rõ ràng, con số khó thống kê nhất chính là những người cư trú không đăng ký trong thành phố!
Ngày 11-7, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho biết theo kết quả sơ bộ, tính đến thời điểm ngày 1-4, dân số Việt Nam là hơn 96,2 triệu người.
“Với con số này, Việt Nam đông dân thứ 3 Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới. Tăng hơn 10,3 triệu người so với năm 2009. Tỉ lệ tăng dân số bình quân 2009-2019 là 1,14%/năm” – ông Lâm nói.
Theo lãnh đạo Tổng cục Thống kê, quy mô dân số theo giới tính ở nước ta như sau: Hơn 47,8 triệu người là nam; gần 48,4 triệu người là nữ. Dân số ở thành thị gần 33,1 triệu người; ở nông thôn là 63,1 triệu người. Quy mô dân số lớn nhất đang ở khu Đồng bằng sông Hồng với hơn 22,5 triệu người; thấp nhất là khu vực Tây Nguyên với hơn 5,8 triệu người.
Hà Nội có 8,05 triệu dân; TP HCM có 8,99 triệu dân. Sau 10 năm, quy mô dân số của TPHCM đã tăng thêm 1,8 triệu người; tốc độ tăng dân số bình quân là 2,28%/năm, bình quân một năm tăng khoảng 183 ngàn người, gần bằng dân số của một quận quy mô nhỏ của thành phố.
Tỷ lệ di cư từ quê ra phố, ai thống kê?
Cuối năm 2018, theo Thống kê củaViện Nghiên cứu thế giới về Kinh tế Phát triển thuộc Đại học Liên Hợp quốc UNU – WIDER cho thấy, trong 20 năm qua, số lượng người Việt Nam di cư từ nông thôn lên các thành phố đã tương đương với dân số của cả một thành phố lớn (ước tính vào khoảng 6 triệu người).
Báo cáo cũng chỉ ra rằng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có tỉ lệ người di cư đến lớn nhất, với tỉ lệ lần lượt là 26,55% và 16,51% (theo số liệu ghi nhận vào năm 2012).
Điều này củng cố thêm nhận định rằng di cư thường có xu hướng tập trung ở các đô thị lớn. Quy luật này đã càng thể hiện rõ ràng ở năm 2014, khi mà Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận lần lượt 26,99% và 20,55% người di cư, nhiều hơn cả tỷ lệ 2 năm trước đó.
Lượng người “lên tỉnh”hay “ra thành phố” lập nghiệp ngày càng tăng đã và đang gây nhiều tác động đến cả nền kinh tế – xã hội. Đơn cử, đó là sự gia tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ y tế, giáo dục, giao thông, nhà ở,