Đầu tư vào Việt Nam

Đường Lê Duẩn – Sài gòn

CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ 
1- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế (Điều 22 Luật Đầu tư 67/2014)
Nhàđầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khithành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tưnước ngoài phải có dự án đầu tư
2- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế (Điều 24 Luật Đầu tư 67/2014)
3- Đầu tư theo hình thức hợp đồng Hợp tác công tư PPP (Điều 27 Luật Đầu tư 67/2014)
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩmquyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mởrộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụcông.
4- Đầu tư theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC (Điều 28 Luật Đầu tư 67/2014)
Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quyđịnh của pháp luật về dân sự.
Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nướcngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăngký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phốiđể thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Thẩm quyền tiếp nhận, cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầutư (Điều 28 Nghị định 118/2015)
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồiGiấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:
a) Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
b) Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp,khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chếxuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khucông nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
2. Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu côngnghệ cao và khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhậnđăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất,khu công nghệ cao, khu kinh tế, gồm:
a) Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp,khu chế xuất, khu công nghệ cao;
b) Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chếxuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hànhđể thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhậnđăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương;
b) Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu côngnghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
4. Cơ quan quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này là cơ quan nhà nước có thẩm quyềnđiều chỉnh và thu hồi Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấychứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương đã cấp cho nhà đầu tư trước thời điểm Luật Đầu tư có hiệulực thi hành.
Khái quát quy trình thủ tục đầu tư

I. THỦ TỤC QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
Nhà đầu tư có nhu cầu thực hiện dự án đầu tư chuẩn bị các thành phần hồ sơ, tài liệu chung không phân biệt thẩm quyền cấp quyết định chủ trương đầu tư. Thành phần hồ sơ chung bao gồm:
  • – Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • – Giấy tờ xác nhận tư cách chủ thể, tư cách pháp nhân của nhà đầu tư;
  • – Văn bản đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: Nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • – Bản sao các tài liệu: Báo cáo tài chính hai năm gần nhất; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, tổ chức tài chính; tài liệu thuyết minh và bảo lãnh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • – Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điềm hoặc các tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • – Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao bao gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ, thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
  • – Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  •  
  • Dựa vào nhu cầu và khả năng của nhà  đầu tư, tùy theo lĩnh vực và quy mô của dự án, nhà đầu tư nộp các hồ sơ tài liệu bổ sung tương ứng với từng cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư. Cụ thể như sau:
  •  
  • a. Dự án thuộc thẩm quyền ra quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội
  • – Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
  • – Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
  • – Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • – Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có).
  •  
   b. Dự án thuộc thẩm quyền ra quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
  • – Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
  • – Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
  • – Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
Trên cơ sở xác định được nhu cầu và khả năng của mình phù hợp với quy mô và lĩnh vực đầu tư nào, nhà đầu tư nộp hồ sơ đã chuẩn bị đến cơ quan, người có thẩm quyền theo từng cấp có thẩm quyền tương ứng với quy mô và lĩnh vực đầu tư. Cụ thể như sau:
      Quy trình
Thẩm quyền
Quy mô – Lĩnh vực
Thủ tục
QUỐC HỘI
  1.  Các dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường như:
Dự án nhà máy điện hạt nhân và dự án chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia; khu bảo tồn  thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 50 ha trở lên; rừng sản xuất 1000 ha trở lên;
  1. Dự án có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước trên hai vụ với quy mô 500 ha trở lên;
  2. Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi và  50.000 người trở lên các vùng khác.
  3. Dự án có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần Quốc hội quyết định.
  •  – Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư (“CQĐKĐT”) gửi hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ kế hoạch Đầu tư (“BKHĐT”) báo cáo Thủ tướng Chính phủ lập Hội đồng thẩm định nhà nước;
  • – Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ dự án đầu tư và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung thẩm định như: Thông tin về nhà đầu tư, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, đánh giá về công nghệ… và lập báo cáo thẩm định gửi Thủ tướng Chính phủ;
  • – Chậm nhất 60 ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.
THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
  1. Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc các trường hợp:
  1. Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi và trên 20.000 người ở các vùng khác;
  2. Xây dựng và kinh doanh cảng và vận tải hàng không;
  3. Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;
  4. Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí;
  5. Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược Casino;
  6. Sản xuất thuốc lá điếu;
  7. Phát triển hạ tầng KCN, KCX, Khu chức năng trong KKT;
  8. Xây dựng và Kinh doanh sân gôn;
  1. Các dự án khác có quy mô từ 5.000 tỷ đồng trở lên;
  2. Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp khoa học công nghệ 100% vốn nước ngoài;
  3. Dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
  • – Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án (08 bộ) đầu tư, CQĐKĐT gửi BKHĐT và gửi hồ sơ lấy ý kiến của các cơ quan nhà nước có liên quan đến nội dung về báo cáo thẩm định dự án đầu tư;
  • – Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước gửi CQĐKĐT và BKHĐT;
  • – Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư cơ quan đăng ký đầu tư trình UBND cấp tỉnh xem xét, có ý kiến thẩm định về hồ sơ dự án đầu tư và gửi BKHĐT;
  • – Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến thẩm định hồ sơ BKHĐT tổ chức thẩm định hồ sơ dự án đầu tư và lập báo cáo thẩm định gồm những nội dung như  thông tin về nhà đầu tư, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án, đánh giá về công nghệ, đánh giá về điều kiện hưởng ưu đãi  đầu tư và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
UBND CẤP TỈNH   
   1. Ngoài những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh theo pháp luật về  đầu tư công, UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với các dự án sau:
       a. Dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
       b. Dự án có sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
   2. Những dự án nên trên được thực hiện tại KCN, KCX, KCNC, KKT phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt không phải trình UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.
  • – Trong thời hạn 35 ngày nhận được hồ sơ dự án (04 bộ) cơ quan ĐKĐT gửi kết quả cho nhà đầu tư;
  • – Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, CQĐKĐT gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan;
  • – Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, các cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình và gửi CQĐKĐT;
  • – Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, CQĐKĐT lập báo cáo thẩm định trình UBND cấp tỉnh;
  • – Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  •  
       Sau khi dự án đầu tư được quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư phải thực hiện việc ký quỹ  trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư trước thời điểm giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì thời điểm ký quỹ là thời điểm giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.  Mức ký quỹ được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên vốn đầu tư của dự án đầu tư quy định tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau:
  •         –  Đối với phần vốn đến 300 tỷ đồng, mức ký quỹ là 3%;
  •         – Đối với phần vốn trên 300 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng, mức ký quỹ là 2%;
  •         – Đối với phần vốn trên 1.000 tỷ đồng, mức ký quỹ là 1%.
  •  Vốn đầu tư của dự án không bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp cho nhà nước và chi phí xây dựng các công trình công cộng thuộc dự án đầu tư. Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trong từng giai đoạn, mức ký quỹ được tính theo vốn đầu tư của dự án tương ứng với từng giai đoạn giao đất, cho thuê đất. Tiền ký quỹ được nộp vào tài khoản của Cơ quan đăng ký đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam theo lựa chọn của nhà đầu tư. Nhà đầu tư chịu chi phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản ký quỹ và thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản ký quỹ.
  • II. THỦ TỤC CẤP, ĐIỀU CHỈNH VÀ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ
  • 1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (“GCNĐKĐT”)
2. Thủ tục điều chỉnh GCNĐKĐT
         
  • – Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ được quy định cụ thể tại điều 35 NĐ 118;
  • – Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh được quy định cụ thể tại điều 34 NĐ 118;
  • – Thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định cụ thể tại điều 36 NĐ 118.
  • Trước khi thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư. Sau khi Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ. Cơ quan đăng ký đầu tư sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư [Điều 23, Nghị định 118].
     Ngoài thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định như được trình bày theo mô hình trên đây nhà đầu tư nước ngoài có quyền thực hiện các thủ tục này tại một đầu mối theo trình tự sau:
  • – Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký đầu tư;
  • – Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • – Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo ý kiến cho Cơ quan đăng ký đầu tư;
  • – Trong trường hợp có yêu cầu điều chỉnh hoặc bổ sung hồ sơ đăng ký đầu tư hoặc hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo 01 lần về toàn bộ nội dung không hợp lệ cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ;
  • – Căn cứ hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đã tiếp nhận, Cơ quan đăng ký đầu tư và Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm phối hợp xử lý hồ sơ và trả kết quả cho nhà đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư [Khoản 1, Điều 24, Nghị định 118].
3. Thủ tục thu hồi GCNĐKĐT
Theo quy định tại khoản 1, điều 41, Luật Đầu tư số 67, CQĐKĐT quyết định thu hồi GCNĐKĐT trong các trường hợp sau đây:
  1. Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;
  2. Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
  3. Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
  4. Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động:
  1. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp:
  •          Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật di sản văn hóa;
  •          Để khắc phục vi phạm môi trường theo đề nghị của cơ quan nhà nước về môi trường;
  •          Để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động;
  •          Theo quyết định, bản án của Tòa án, Trọng tài;
  • Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung GCNĐKĐT và đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.
  1. Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia theo đề nghị của BKHĐT.
  1. Nhà đầu tư bị nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi đất hoặc không được tiếp tục được sử dụng địa điểm đầu tư;
  2. Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, CQĐKĐT không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;
  3. Sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với CQĐKĐT và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án;
  4. Theo quyết định, bản án của Tòa án, Trọng tài
III. THỦ TỤC LIÊN QUAN ĐẾN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
  1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (“GCNĐKDN”)
Hồ sơ
Nội dung – Trình tự, thủ tục
Công ty TNHH [Điều 22, LDN số 68]
  1. Nội dung GĐNĐKND
  •   Tên doanh nghiệp;
  •   Địa chỉ trụ sở chính;
  •   Ngành nghề kinh doanh;
  •   Vốn điều lệ;
  •   Các loại và mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán đối với CTCP;
  •   Thông tin đăng ký thuế;
  •   Số lượng lao động;
  •   Họ tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hợp danh
  •   Họ tên, chứ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với CT TNHH và CTCP.
  1. Trình tự, thủ tục
  •   Người thành lập doanh nghiệp gửi hồ sơ ĐKDN cho CQĐK kinh doanh;
  •   CQĐKKD có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ ĐKDN và cấp Giấy CNĐKDN trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp GCNĐKDN thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập DN biết. Thông báo phải nên rõ lý do.
  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Điều lệ công ty;
  3. Danh sách thành viên;
  4. Bản sao: (i) Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp của các thành viên là cá nhân và/hoặc (ii) Quyết định thành lập, GCNĐKDN hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức được hợp pháp hóa lãnh sự và văn bản ủy quyền; (iii) Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức và (iv) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Công ty Cổ phần  [Điều 23, LDN số 68]
  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Điều lệ công ty;
  3. Danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông là NĐT nước ngoài;
  4. Bản sao: (i) Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp của cổ đông sáng lập, cổ đông là NĐT nước ngoài là cá nhân; (ii) Quyết định thành lập, GCNĐKDN hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức được hợp pháp hóa lãnh sự và văn bản ủy quyền và (iii) Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông là NĐT nước ngoài là tổ chức và (iv) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Công ty Hợp danh [Điều 21, LDN số 68]
  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Điều lệ công ty;
  3. Danh sách thành viên;
  4. Bản sao: (i) Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên và (ii) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  •  
Sau khi được cấp GCNĐKDN, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố gồm: (i) Ngành, nghề kinh doanh và/hoặc (ii) Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Đặc biệt, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn hình thức đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Phòng Đăng ký kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tìm hiểu thông tin, thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
      
     2. Quy trình thủ tục đăng ký thay đổi nội dung GCNĐKDN

Nguồn: http://www.ipcs.vn/vn/  Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Nam

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top