Quận 2 – Thủ Thiêm ngày mới

Quận 2 được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1997 trên cơ sở tách ra từ 05 xã Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái, An Khánh, An Phú thuộc huyện Thủ Đức theo Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ.

Quận 2 nằm ở phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh, trên tả ngạn sông Sài Gòn. Phía Bắc giáp quận Thủ Đức, Bình Thạnh (qua sông Sài Gòn và sông Rạch Chiếc). Phía Nam giáp quận 7, huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai (qua sông Sài Gòn và sông Đồng Nai). Phía Đông giáo quận 4, quận 1, quận Bình Thạnh (qua sông Sài Gòn). Từ năm xã thuộc huyện Thủ Đức: An Phú, An Khánh, Thủ Thiêm, Bình Trưng và Thạnh Mỹ Lợi. Quận 2 chia thành 11 phường gồm: An Phú, Thảo Điền, An Khánh, Bình An, Thủ Thiêm, An Lợi Đông, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Thạnh Mỹ Lợi và Cát Lái.

Lịch sử – Văn hóa Thủ Thiêm

Bức tranh toàn cảnh về bán đảo Thủ Thiêm nay đã khác xưa, nhưng những chứng tích lịch sử đã in đậm về một Thủ Thiêm của quá khứ vẫn còn lưu giữ ở thế hệ ngày nay. Những tên gọi quen thuộc như Bến Đò, Cá Trê, Cây Bàng, đồn Giác Ngư, cầu Ông Cậy, xóm Than…, là những sự kiện, dấu tích lịch sử từ lâu đã khắc sâu trong trí nhớ, tình cảm của người dân vùng đất Thủ Thiêm qua nhiều thế hệ.

Ở Thủ Thiêm nhiều địa danh được đặt theo tên gọi dân gian, rất chất phác, hay theo tên gọi những vật hiện hữu trong tự nhiên, hoặc mượn tên của một công trình kiến trúc gần đó như xóm Đình, xóm Chùa. Những địa danh, tên đường đặt theo tên người anh hùng, danh nhân chỉ mới xuất hiện sau này…

Tên gọi Thủ Thiêm đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XVIII. Tên gọi này được giải thích như sau: Thủ là đồn canh dưới thời phong kiến và cũng là chức vụ để chỉ người đứng đầu một tổ chức, một đơn vị hành chính nào đó, giống như thủ lĩnh, thủ thư, thủ tướng… Chính quyền thời ấy đã cho lập đồn binh ở Thủ Thiêm để kiểm soát việc đi lại trên sông Sài Gòn và để phòng thủ cho khu vực trung tâm. Có thể do người chỉ huy đồn binh tên là Thiêm nên dân gian quen gọi đồn binh đó là Thủ Thiêm và sau đó tên này trở thành tên của vùng đất.

Một địa danh quen thuộc, đã có tên tuổi, cùng với lịch sử hình thành vùng đất này, trước tiên phải kể đó là Bến đò Thủ Thiêm. Bến đò là địa điểm tiếp nhận đầu tiên của cư dân vùng đất này. Tại đây con người bắt đầu xây dựng, tổ chức cuộc sống của mình bằng nghề chài lưới, buôn bán trên sông. Dần dần về sau bằng sức mạnh của cộng đồng làng xã, họ đặt chân đến những vùng đất liền để khai hoang, định cư và sinh sống, tạo dựng nên một cộng đồng dân cư như Thủ Thiêm ngày nay.

Cá Trê là một tên gọi được dùng để chỉ cho nhiều địa danh. Đó là các con rạch Cá Trê Lớn, Cá Trê nhỏ và đó cũng là tên một đồn binh được lập vào thế kỷ XVIII. Đồn Cá Trê có là tên chữ Hán là Giác Ngư, còn sách sử triều Nguyễn gọi là Tả Định, nằm trong hệ thống phòng thủ của Gia Định vào thời kỳ giao tranh giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn (1782). Đối diện với đồn Cá Trê bên kia sông là đồn Hữu Bình, còn gọi là Thảo Câu.

Đa số những con rạch ở đây có tên gọi dính liền với thiên nhiên như rạch Lá, rạch Cá Trê Lớn, rạch Cá Trê Nhỏ, rạch Bần Cụt, xẻo Ông Rái, rạch Ngọn Én hay tên của những người sống lâu năm ở đó như mương Bà Bằng.

Rạch Lá được gọi như thế vì đơn giản đó là con rạch có nhiều lá dừa nước hai bên bờ. Rạch Cá Trê Lớn và Cá Trê Nhỏ được gọi như thế là vì ngày xưa ở hai con rạch này có nhiều cá trê. Hai con rạch được phân biệt với nhau hai chữ Lớn và Nhỏ. Ở đây “Lớn” hay “Nhỏ” không phải vì hai con rạch ấy lớn nhỏ khác nhau, cũng không phải vì cá trê ở rạch này lớn hơn cá trê của rạch kia, mà đơn giản là vì người ta gọi tên con rạch này là Cá Trê, rạch thứ hai cũng có nhiều cá trê, cũng được gọi rạch Cá Trê, và thế là để phân biệt, con rạch đầu tiên mang tên cá Trê được gọi là Lớn, con thứ hai được gọi là Nhỏ. Bây giờ, trên giao thông, người ta gọi là Cá Trê I và Cá Trê II.
Rạch Bần Cụt được mang tên của loài cây vùng ngập nước như đã viết ở trên.

Rạch Ngọn Én nằm sâu trong lõi của đất Thủ Thiêm. Nơi đây trước đây có rất nhiều én. Trên vùng đất hoang sơ, trên những rặng bần san sát, từng bầy én đậu kín cả vùng. Hiện nay, én vẫn còn tụ lại ở đây làm tổ, sinh sôi nẩy nở dù con người đã có tác động nhiều đến vùng đất này.

Ngoài tên gọi theo tự nhiên, rạch ở Thủ Thiêm còn gọi theo tên của những di tích, công trình tôn giáo, tên người gắn liền với vùng đất này như rạch Bảng Đỏ, rạch Miễu Cây Dương, rạch Ông Cậy.

Rạch Bảng Đỏ có tên gọi như vậy vì ở đầu con rạch đó có một biển màu đỏ làm tín hiệu giao thông, đảm bảo an toàn giao thông đường thủy.

Xẻo Ông Rái vốn trước đây là một con lạch có rất nhiều rái cá. Lâu ngày người dân lập miễu thờ, trở thành xẻo Ông Rái.

Rạch Cửa Lớn bắt nguồn từ sông Sài Gòn, nằm giáp ranh giữa phường An Lợi Đông và phường Bình Khánh (trước cầu Cá Trê 1). Cửa là lối vào của kênh, rạch. Vị trí giáp với các con sông. Lớn vì cửa của con rạch này lớn hơn cửa của các con rạch khác trong vùng. Vì vậy, người dân gọi nơi đây là rạch Cửa Lớn để phân biệt với các con rạch khác ở Thủ Thiêm.

Xóm Chùa vì trong xóm đó có ngôi chùa Đông Hưng và xóm Đình vì ở đó có ngôi đình An Khánh.

Xóm Than vì dưới thời Pháp thuộc, trên bờ sông Sài Gòn, đối diện với xưởng Ba Son, Pháp cho lập một kho chứa than để cung cấp than đá cho các tàu hơi nước và để sử dụng trong hoạt động sửa chữa tàu thủy của hãng Ba Son. Xóm Than ngày nay nằm ở khu vực miễu Cây Dương, phường An Khánh.

Các địa danh của Thủ Thiêm nói lên cuộc sống sông nước, hòa hợp với thiên nhiên của cư dân. Những tên gọi mộc mạc hẳn sẽ sống mãi với con người thành phố, với vùng sông nước Thủ Thiêm.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm được quy hoạch là một trung tâm mới, hiện đại và  mở rộng của thành phố Hồ Chí Minh, với các chức năng chính là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của thành phố, khu vực và có vị trí quốc tế, là trung tâm văn hóa, nghỉ ngơi, giải trí. Thủ Thiêm được quy hoạch là một khu đô thị mới bền vững kết hợp chặt chẽ với các điều kiện cảnh quan tự nhiên của vùng đất Thủ Thiêm; đồng thời, tạo ra nhiều không gian mở, các tiện ích, công trình công cộng phục vụ cho cuộc sống cư dân và người lao động.

Theo quy hoạch 1/2000 được duyệt, khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm thuộc địa bàn các phường An Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Đông và một phần phường Bình An, Bình Khánh. Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm được chia làm 5 khu vực chính gồm Khu vực “Lõi Trung tâm” chính, Khu dân cư phía Bắc, Khu dân cư dọc Đại lộ Mai Chí Thọ, Khu dân cư phía Đông, Khu Châu thổ phía Nam.Tổng dân số cư trú thường xuyên là 145.369 người, số người làm việc thường xuyên là 217.470 người, trong đó khách vãng lai là 1 triệu người (tối đa trong dịp lễ hội), Văn phòng cho thuê dạng căn hộ là 1.719 người.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm được chia thành 8 khu chức năng. Mỗi khu chức năng có đặc điểm riêng về công năng sử dụng hỗn hợp, mật độ xây dựng riêng, các không gian công cộng và các công trình điểm nhấn

Quận 2

Tổng diện tích tự nhiên của quận 2 là 5017 ha. Ngày đầu mới thành lập, diện tích đất nông nghiệp chiếm 2.543,8 ha. Đến năm 2005, diện tích đất nông nghiệp còn 1.611 ha, đất dân cư chiếm 1.402 ha. Các phường có diện tích nhỏ là phường Thủ Thiêm với 150ha, phường An Khánh với 180 ha và phường Bình An 187 ha. Địa hình quận 2 bao gồm cả gò và bưng, kênh rạch chiếm 24,7% tổng diện tích tự nhiên, phần lớn địa hình thấp trũng, có độ cao trung bình khoảng từ 1,5m đến 3m với mực nước biển, độ dốc theo hướng Bắc – Nam. Đây là vùng bưng trũng, bị nhiễm phèn, mặn, thường ngập nước lúc triều cường, nên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, muốn có năng suất và hiệu quả cao phải đầu tư lớn. Những năm trước đó, Thành phố có chủ trương phát triển ra hướng Đông Bắc, nên 03 xã giáp ranh nội thành là An Phú, Thủ Thiêm, An Khánh đang trong quá trình quy hoạch đô thị, 02 xã Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi là xã nông nghiệp, nằm xa trung tâm huyện Thủ Đức nên ít được đầu tư. Do vậy khi thành lập quận, Quận 2 gặp rất nhiều khó khăn vì định hướng phát triển chưa rõ ràng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội yếu kém; quy hoạch chưa rõ ràng nên lòng dân chưa yên, chưa an cư và chưa an tâm lập nghiệp.

Quận 2 có vị trí và nhiều điều kiện thuận lợi để hình thành một đô thị mới. Là đầu mối giao thông về đường bộ, đường sắt nội đô, đường thủy nối liền Thành phố với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu; có tiềm năng về quỹ đất xây dựng; mật độ dân số còn thưa thớt, được bao quanh bởi các sông rạch lớn, môi trường còn hoang sơ…Ngày 07/12/1998, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 6577/QĐ-UB-QLĐT phê duyệt quy hoạch chung quận 2 đến năm 2020, theo quy hoạch thì chức năng và động lực phát triển chủ yếu là “Trung tâm Dịch vụ – Thương mại – Công nghiệp – Văn hóa – Thể dục thể thao” với quy mô dân số ổn định khoảng 600.000 dân, quy hoạch chung còn xác định các chỉ tiêu kỹ thuật đô thị, các khu chức năng chủ yếu, đó là cơ sở căn bản cho định hướng quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội Quận 2, hiện quận đang hoàn tất đồ án điều chỉnh quy hoạch chung quận 2 theo nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch đã được thành phố phê duyệt tại Quyết định số 3165/QĐ-UBND vào năm 2011. Ngày 27/12/2005, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 6565/QĐ-UBND và Quyết định số 6566/QĐ-UBND về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 và phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/2000.

Hầm thủ thiêm hay còn gọi là đường hầm sông Sài Gòn là 1 đường hầm vượt qua sông Sài Gòn ở Tp.HCM, Việt Nam. Đây là một phần trong dự án Đại lộ Đông Tây nối Q.1 với Khu đô thị mới Thủ Thiêm thuộc Tp.Thủ Đức. Nóc hầm Thủ Thiêm là nơi check in sống ảo cực chất của giới trẻ

Đường Hầm Thủ Thiêm được thiết kế với xuất phát từ cầu Calmette nối với phía khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2. Cửa hầm bên Quận 1 là phía Đại lộ Võ Văn Kiệt. Cửa hầm còn lại nằm trên con đường lớn của quận 2. Nhà thầu nhận trách nhiệm thi công chính là Obayashi Corporation. Đây chính là nhà thầu khá lớn tại Nhật với vô vàn các công trình xây dựng lớn trên thế giới.

Kiến trúc Hầm Thủ Thiêm
Thiết khoa khoa học hạn chế kẹt xe là những tiêu chí hàng đầu khi bắt đầu thiết kế Hầm Thủ Thiêm. Phía trong Hầm Thủ Thiêm được thiết kế với gồm 6 làn xe (2 x 3 x 3,5m) giúp việc giao thông dễ dàng, thuận tiện hơn. Hạn chế kẹt xe vào những giờ cao điểm. Tổng chiều dài hầm Thủ Thiêm lên đến 1.490m bắt đầu từ cầu Calmette chìm xuống đáy sông Sài Gòn. Nối với phía Thủ Thiêm tại đầu đường T13.

Trong đó, lối vào hầm hai phía có dạng chữ U với tổng chiều dài 400 m; phần nhánh. Miệng hầm hai phía dài 720 m và phần hầm dìm dài 370 m. Phần hầm dìm được chia thành 4 đốt, được đúc riêng ở nơi khác, mỗi đốt nặng 27.000 tấn. Độ dốc hầm tối đa là 4%, đốt hầm được làm bằng bê tông cốt thép. Hầm nằm dười đáy sông cách mặt nước 24 m. Mặt cắt ngang rộng 33,3 m cao 8.9m bề dày đáy và nắp 1,5 m, bề dày vách hai bên 1m. Tốc độ xe lưu thông trong hầm đạt 60 km/giờ. Hầm rất có thể chịu được động đất 6 độ Richter và có tuổi thọ 100 năm.

Để đảm bảo an ninh trong hầm cũng như an toàn giao thông, chủ đầu tư đã bố trí 49 camera, 37 cửa thoát hiểm và rất nhiều hộp điện thoại khẩn cấp. Nhân sự quản lý hầm cũng rất được chia làm 3 ca, túc trực 24/24 không kể lễ, Tết. Mỗi năm, tổng chi phí duy trì hầm lên đến khoảng 30 tỷ đồng.

Từ khi hầm vượt sông được xây lên, tình hình du lịch của khu vực nhìn bao quát và Hồ Chí Minh kể riêng cũng bắt đầu phát triển hơn. Ngoài việc làm vực dậy Bất động sản khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu đô thị Sala và cả Quận 2, các dự án căn hộ, nhà phố biệt thự của các ông lớn bất động sản như: SonKim Land, Keppel Land, Lotte, Đại Quang Minh, Novaland, Capitaland,… lần lượt được triển khai mạnh mẽ, làm thay cho đổi bộ mặt Thủ Thiêm đến ngày nay

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top