Sài Gòn có đài phun nước 23 tỉ đồng

Tối 31/10/2019, Đài phun nước nghệ thuật tại giao lộ Nguyễn Huệ và Lê Lợi vào hoạt động sau 4 tháng thi công. Công trình gồm các phần cảnh quan, xây dựng hồ nước dạng vòng tròn hệ thống búp sen bằng thủy tinh pha lê, hệ thống phun nước chiếu sáng nghệ thuật theo nhạc của CHLB Đức.

Đài phun nước được xây tại giao lộ phố đi bộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi, quận 1, với hình tượng chính là hoa sen bằng thủy tinh ở vị trí trung tâm, đồng thời kết hợp với các vòi phun nước hướng vào tâm thể hiện tinh thần đoàn kết cùng hướng tới mục tiêu phát triển chung của TP.HCM. Theo VTC, dự án có kinh phí hơn 20 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, thành phố đã mở lại tượng đài Bác Hồ trên phố đi bộ sau một thời gian bảo dưỡng. Tượng đài được đặt trước trụ sở Hội đồng Nhân dân, UBND TP.HCM, tượng đài bằng hợp kim đồng cao 4,5m, bệ tượng 2,7m. Đây là những công trình có ý nghĩa lịch sử và nghệ thuật, tạo điểm nhấn cho du lịch thành phố.
Được biết, Phố Đi bộ trên đường Nguyễn Huệ dài 670m, rộng 64m với kinh phí xây dựng gần 430 tỷ đồng. Đây cũng là công trình chào mừng 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Công trình gồm hai phân đoạn là Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ phía trước trụ sở UBND Thành phố Hồ Chí Minh đến đường Lê Lợi và từ đường Nguyễn Huệ kéo dài đến đường Tôn Đức Thắng.
Trong tương lai, một quảng trường đi bộ khác cũng được xây dựng tại khu vực Thủ Thiêm (Quận 2). Hai phố đi bộ này sẽ kết nối với nhau bằng cầu đi bộ băng sông Sài Gòn. Phía sau công viên tượng đài là công trình kiến trúc cổ hơn 100 năm tuổi, đang là trụ sở của UBND và HĐND thành phố.
Hình ảnh đài phun nước phía trước UBND TPHCM từ xưa đến nay

Bùng binh Cây Liễu trước năm 1975
Bùng binh Cây Liễu là bùng binh đầu tiên ở Sài Gòn
Trong cuốn “Sài Gòn Năm Xưa,” Học Giả Vương Hồng Sển cho biết bùng binh Cây Liễu, tên ban đầu là ngã tư Bồn Kèn, được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nhìn ghé lên Thương xá Tax, trên đại lộ Charner (đường Nguyễn Huệ ngày nay). Người Sài Gòn quen gọi là bùng Binh Cây Liễu bởi vòng xoay lúc nào cũng được phủ kín bởi những cây liễu.
Bùng binh Cây Liễu trước khi bị phá bỏ
Bồn binh cây Liễu trước khi bị phá bỏ vào tháng 10/2014. Bồn nước tại giao lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi (Vòng xoay cây liễu trước thương xá Tax) được phá bỏ để thi công đoạn ngầm của tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).
Thi công phố đi bộ Nguyễn Huệ phá bỏ bùng binh cây liễu
Tháng 9 năm 2018, Sở Quy hoạch – Kiến trúc thành phố đề xuất phương án kiến trúc cảnh quan các trục đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ và khu trung tâm. Trong đó, khu lõi trung tâm thương mại tài chính (phân khu 1 – đồ án 930 ha) được bố trí thành khu vực thương mại sầm uất, dành nhiều không gian cho người đi bộ.
Trục đường Lê Lợi sẽ tiếp nối dự án phố đi bộ Nguyễn Huệ, chuyển thành các phố thương mại, mua sắm và kết hợp vòng xoay trước chợ Bến Thành – quảng trường đi bộ. Không gian đi bộ cũng được mở rộng sang hướng Đông phía sau Nhà hát thành phố thành khu vực buôn bán quá cảnh, hình thành thêm trục đi bộ phủ xanh kéo dài từ khu Ba Son đến quảng trường trước chợ Bến Thành và Công viên 23/9.
Theo Sở Kiến trúc – Quy hoạch, việc nghiên cứu phải có tầm nhìn vì trong tương lai gần ngã tư Nguyễn Huệ – Lê Lợi sẽ thành giao lộ quan trọng bậc nhất của TP HCM với sự phát triển nhanh chóng của các công trình phức hợp, trung tâm thương mại, dịch vụ quy mô lớn đang được xây dựng.
Sau khi hoàn thành phố đi bộ Nguyễn Huệ, bùng binh Cây Liễu thành hệ thống phun nước ngầm
Vào đài phun nước để tắm, nghịch nước
Vào trong đài phun nước chụp hình cho rõ nét. Hầu như người dân đến tham quan phố đi bộ đều tập trung tại hệ thống đài phun nước hiện đại này để chụp hình.
Hệ thống phun nước này hoạt động theo giờ, còn bình thường vẫn là đường đi
Sau đó TPHCM quyết định xây lại đài phun nước ở vị trí này
Ở giai đoạn đầu, việc thiết kế cảnh quan tập trung quanh công viên Nhà hát thành phố (đoạn từ Hai Bà Trưng đến giao lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi); đồng thời nghiên cứu phân khu chức năng và bổ sung một số hạng mục cây xanh, tiện ích trên trục đường Nguyễn Huệ nhằm đáp ứng nhu cầu người dân ngay trong năm tới.
Tại công viên Nhà hát Thành phố và giao lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi, Sở đề xuất bố trí đài phun nước hoặc tràn, vườn hoa, các chi tiết nghệ thuật, kiến trúc kết hợp các yếu tố về ánh sáng, âm thanh, màu sắc…
Giai đoạn hai sẽ hoàn chỉnh thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan của trục đường Lê Lợi – đoạn tiếp từ giao lộ với đường Nguyễn Huệ đến quảng trường trước chợ Bến Thành và Công viên 23/9. Sau đó, Sở tiếp tục nghiên cứu kết nối, định hình toàn bộ không gian công cộng, kết hợp không gian ngầm, thương mại dịch vụ theo định hướng quy hoạch được duyệt. Nhất là phương án kết nối không gian các đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hàm Nghi, Tôn Đức Thắng.
Sau đó TPHCM quyết định xây lại đài phun nước ở vị trí này
Cách đây 100 năm trước bùng binh Bồn Kèn là nơi giao nhau giữa hai đại lộ lớn Charner & Bonard, ở chính giữa ngã tư đại lộ này người Pháp đã cho xây một bùng binh hay còn gọi là bồn binh phun nước hay vòng xoay, vị trí ban đầu nó là cái bệ cao hình bát giác, mỗi chiều thứ bảy, một số người lính đến chơi nhạc Tây cho dân chúng nghe, nên nó được gọi bằng cái tên dân dã là Bùng binh Bồn Kèn, một thời gian sau đó, bùng binh được sửa chửa lại thành một vòng xoay có đài phun nước ở giữa, xung quanh trồng những cây liễu rủ nên còn gọi là Bùng binh cây liễu hay bồn binh phun nước.
Cách đây 100 năm trước bùng binh Bồn Kèn là nơi giao nhau giữa hai đại lộ lớn Charner & Bonard, ở chính giữa ngã tư đại lộ này người Pháp đã cho xây một bùng binh hay còn gọi là bồn binh phun nước hay vòng xoay, vị trí ban đầu nó là cái bệ cao hình bát giác, mỗi chiều thứ bảy, một số người lính đến chơi nhạc Tây cho dân chúng nghe, nên nó được gọi bằng cái tên dân dã là Bùng binh Bồn Kèn, một thời gian sau đó, bùng binh được sửa chửa lại thành một vòng xoay có đài phun nước ở giữa, xung quanh trồng những cây liễu rủ nên còn gọi là Bùng binh cây liễu hay bồn binh phun nước.
Đây cũng là Bồn Binh đầu tiên ở Nam Kỳ.
– Bùng binh hay Bồn binh ..?
Theo học giả An Chi, tên gọi đúng của các vòng xoay ngã tư, ngã năm, ngã sáu… phải là bồn binh chứ không phải bùng binh như cách gọi hiện nay, học giả An Chi lý giải, bùng binh là chỗ rộng ra ở một khúc sông, các con sông ở Nam bộ không ít thì nhiều cũng có bùng binh dôi ra, cụ thể, từ bùng binh vẫn được sử dụng khi gọi một số địa danh ở Nam bộ như ấp Bùng Binh ở Long An, Cà Mau, Tây Ninh… Ở quận 3 cũng có đường Rạch Bùng Binh, “ăn theo” tên của rạch Bùng Binh, là một con rạch có đoạn phình rộng ra, nay đã bị lấp.
Còn từ bồn binh chỉ được gọi ở phạm vi Sài Gòn xưa trước đây, cụ thể là gọi ngã tư Nguyễn Huệ – Lê Lợi. Cái tên “cúng cơm” của cái bồn binh này theo học giả Vương Hồng Sển, là ngã tư Bồn Kèn. Bởi ở ngã tư này, một cái bồn kèn được dựng lên để mấy chú lính Tây đến thổi kèn, trỗi nhạc cho dân chúng nghe. Rồi chính dân chúng dần dần đổi tên cho nó thành “bồn binh”, hiểu là cái bồn nơi lính (binh) đến thổi kèn.
Học giả An Chi cho hay hồi đó chưa có cái bùng binh trước chợ Bến Thành nên “bồn kèn” ở ngã tư Lê Lợi – Nguyễn Huệ độc quyền cái tên “bồn binh” làm danh từ riêng.




Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top