TP HCM có thể biến mất trong nước biển vào năm 2050 – Hà Lan đề xuất chống ngập

Climate Central, tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, Mỹ, hôm 29/10 công bố nghiên cứu mới trên tạp chí Nature Communications, cho thấy số người chịu ảnh hưởng do mực nước biển dâng cao sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2050 so với các dự báo trước đó, đe dọa xóa sổ gần như toàn bộ một số thành phố ven biển lớn trên thế giới.



Các tác giả của nghiên cứu đã phát triển cách tính toán độ nâng lên của mặt đất dựa trên dữ liệu vệ tinh, một cách ước tính tiêu chuẩn về tác động của mực nước biển dâng. Kết quả cho thấy nước biển sẽ dâng cao hơn ở những khu vực lớn và cho rằng các dự báo trước đó đã quá lạc quan. Theo nghiên cứu mới, vào giữa thế kỷ này, khoảng 150 triệu người sẽ sống trong vùng bị ngập dưới nước biển khi triều cường. Đặc biệt, miền Nam Việt Nam có thể gần như biến mất.

Climate Central là tổ chức tin tức phi lợi nhuận, chuyên phân tích và báo cáo về khoa học khí hậu. Các nhà khoa học và nhà báo khoa học của họ thực hiện nghiên cứu khoa học về biến đổi khí hậu và các vấn đề năng lượng, sản xuất nội dung đa phương tiện trên trang web của mình và thông qua các đối tác lớn như New York Times, AP, Reuters, NBC, CNN… Tiến sĩ Benjamin Strauss là CEO, chủ tịch của Climate Central.

Bản đồ đầu tiên cho thấy các dự đoán trước đó về vùng đất bị ngập ở miền Nam vào năm 2050. Tuy nhiên, bản đồ thứ hai dựa trên nghiên cứu mới chỉ ra rằng phần dưới cùng của đất nước sẽ bị chìm dưới nước biển khi triều cường. Hơn 20 triệu người Việt Nam, gần 1/4 dân số, sẽ sống trong vùng bị ngập.

Mới đây, Hà Lan đề xuất xây dựng hệ thống công trình chống ngập cho quận 2 và quận 9 (thành phố Hồ Chí Minh). Phía chuyên gia Hà Lan cho biết đây là công trình độc đáo và đa mục tiêu.
Vùng ngập trong nước biển ở miền nam Việt Nam năm 2050 trong dự báo cũ và dự báo mới (bấm vào ảnh để xem cỡ to). Đồ họa: New York Times.

Phần lớn thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của đất nước, theo đó sẽ biến mất. Dự báo không tính đến sự gia tăng dân số trong tương lai hoặc đất bị mất do xói mòn bờ biển.
Scott A. Kulp, nhà nghiên cứu tại Climate Central, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết phép đo độ cao so với mặt biển bằng vệ tinh gặp chút khó khăn trong phân biệt mặt đất thật với ngọn cây hoặc tòa nhà. Vì vậy, ông và Benjamin Strauss, Giám đốc điều hành Climate Central, đã sử dụng trí thông minh nhân tạo để xác định tỷ lệ lỗi và sửa lỗi.

Tại Thái Lan, hơn 10% người dân hiện sống trên vùng đất có khả năng bị ngập vào năm 2050, trong khi dự đoán trước đó là chỉ 1%. Thủ đô chính trị và thương mại Bangkok đặc biệt trong tình trạng đáng báo động.
Loretta Hieber Girardet, cư dân Bangkok và là quan chức giảm thiểu rủi ro thảm họa của Liên Hợp Quốc, cho biết biến đổi khí hậu sẽ gây áp lực lên các thành phố dưới nhiều hình thức. Khi sự nóng lên toàn cầu diễn ra ở nhiều nơi hơn, nó cũng sẽ đẩy nông dân nghèo rời quê để tìm việc làm trong các thành phố. “Đây là một công thức tồi tệ”, cô nói.
Tại Thượng Hải, một trong những cỗ máy kinh tế quan trọng nhất châu Á, nước biển dâng đe dọa hủy diệt trung tâm thành phố và nhiều thành phố xung quanh.
Các phát hiện không báo hiệu kết cục cho những khu vực đó. Dữ liệu mới cho thấy 110 triệu người trên thế giới hiện sống ở những nơi thấp hơn mực nước thủy triều. Theo ông Strauss, họ chưa chịu ảnh hưởng lớn là nhờ các biện pháp bảo vệ như đê chắn sóng và các rào chắn khác.
Tuy nhiên, các biện pháp bảo vệ chỉ có thể tác dụng đến mức nào đó. Strauss đưa ra ví dụ về New Orleans, một thành phố dưới mực nước biển bị tàn phá vào năm 2005 khi những con đê rộng lớn và các biện pháp bảo vệ khác thất bại trong bão Katrina. “Chúng ta muốn sống ở cái bát sâu bao nhiêu đây?”, ông đặt câu hỏi.
Các dự báo mới cho thấy phần lớn Mumbai, thủ đô tài chính của Ấn Độ và là một trong những thành phố lớn nhất thế giới, có nguy cơ bị xóa sổ. Được xây dựng từ loạt hòn đảo, trung tâm thương mại lịch sử của thành phố đặc biệt dễ bị tổn hại.
Theo nghiên cứu của Dina Ionesco thuộc Tổ chức Di cư Quốc tế, một nhóm liên chính phủ phối hợp hành động đối với người di cư và phát triển, nghiên cứu cho thấy các nước nên bắt đầu chuẩn bị từ bây giờ để người dân di chuyển vào các khu vực sâu trong đất liền. “Chúng tôi đã cố gắng rung chuông báo động. Chúng tôi biết rằng điều đó đang đến. Chúng ta đã có một số tiền lệ hiện đại cho việc di dân này”, Ionesco nói.
Việc xâm lấn của nước biển cũng có thể hủy diệt những di sản văn hóa. Thành phố cảng Alexandria ở Ai Cập do Alexander Đại đế thành lập vào khoảng năm 330 trước Công nguyên có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm.
Ở những nơi khác, việc di cư do nước biển dâng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm xung đột khu vực. Phần lớn Basra, thành phố lớn thứ hai ở Iraq, có thể ở dưới nước vào năm 2050. Nếu điều đó xảy ra, tác động sẽ vượt ra ngoài biên giới Iraq, theo John Castellaw, trung tướng về hưu của thủy quân lục chiến Mỹ, tổng tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ trong Chiến tranh Iraq, cho hay.
“Việc mất đất do nước dâng cao sẽ đe dọa thúc đẩy bất ổn chính trị xã hội trong khu vực, dẫn tới khả năng tái xung đột vũ trang và nguy cơ khủng bố”, Castellaw, hiện làm việc tại ban cố vấn Trung tâm Khí hậu và An ninh, một nhóm nghiên cứu và vận động tại Washington, nói. “Bởi vậy đây không chỉ đơn giản là vấn đề môi trường, mà là vấn đề nhân đạo, an ninh và có thể là quân sự”.

Hà Lan sẽ giúp đỡ gì cho TP.HCM chống ngập?

Qua nghiên cứu thực địa và tích hợp giải pháp từ kinh nghiệm quản lý nước tại Hà Lan cũng như nhiều quốc gia khác, các chuyên gia nước này đề xuất Hệ thống chống ngập bền vững tích hợp lớn hơn cho TPHCM, trong đó chú trọng giải pháp tài chính mới với việc áp dụng quan hệ đối tác công tư (PPP).
Lý giải về ý tưởng “đa năng”, các chuyên gia cho hay, hệ thống công trình bảo vệ quận 2 và quận 9 (tức Vùng II, theo Quy hoạch của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn), với mục đích bảo vệ lũ từ sông và xây dựng hệ thống khu trữ nước mưa đa mục tiêu. 
Bên cạnh đó, Trung tâm hội có chức năng tổ chức các hoạt động, du lịch, nghỉ qua đêm… tạo ra nguồn thu nhập.
Tại khu vực trữ nước đa mục tiêu, Hà Lan đề xuất xây dựng một số công trình dịch vụ như khu giải trí (9 ha), cửa hàng (5 ha), bãi đậu xe (10 ha), công viên (98 ha), sân golf (32 ha)…, tạo ra nguồn thu từ du lịch và các hoạt động khác.
Ước tính tổng kinh phí cho công trình bảo vệ Quận 2 và Quận 9 là 1.266 triệu USD. Mức độ chính xác của ước tính kinh phí ở giai đoạn thiết kế ý tưởng này là +40% đến -25%.
Trao đổi với PV Lao Động, Giáo sư – Tiến sĩ Phan Văn Tân (Khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng Việt Nam có thể học hỏi phương pháp chống ngập của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ông Tân nhấn mạnh việc học hỏi này cần xem xét kỹ.
Bên cạnh đó, ông Tân cho rằng việc con người có ý thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu khí nhà kính… cũng có thể làm chậm quá trình biến đổi khí hậu.
Trước thực trạng TP.Hồ Chí Minh thường xuyên xảy ra ngập úng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, ngày 29.10, Bí Thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã thông tin tại Quốc hội về việc đề xuất giải pháp chống ngập đa chức năng cho thành phố.

Những con đường như Nguyễn Xí, Đinh Bộ Lĩnh, Ung Văn Khiêm, Xô Viết Nghệ Tĩnh, D2, Phan Đăng Lưu… cũng thường xuyên ngập lụt sau mưa kèm theo tình trạng tắc nghẽn giao thông.
Mới đây, Hà Lan đề xuất xây dựng hệ thống công trình chống ngập cho quận 2 và quận 9 (thành phố Hồ Chí Minh). Phía chuyên gia Hà Lan cho biết đây là công trình độc đáo và đa mục tiêu.
Qua nghiên cứu thực địa và tích hợp giải pháp từ kinh nghiệm quản lý nước tại Hà Lan cũng như nhiều quốc gia khác, các chuyên gia nước này đề xuất Hệ thống chống ngập bền vững tích hợp lớn hơn cho TPHCM, trong đó chú trọng giải pháp tài chính mới với việc áp dụng quan hệ đối tác công tư (PPP).
Lý giải về ý tưởng “đa năng”, các chuyên gia cho hay, hệ thống công trình bảo vệ quận 2 và quận 9 (tức Vùng II, theo Quy hoạch của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn), với mục đích bảo vệ lũ từ sông và xây dựng hệ thống khu trữ nước mưa đa mục tiêu. 
Bên cạnh đó, Trung tâm hội có chức năng tổ chức các hoạt động, du lịch, nghỉ qua đêm… tạo ra nguồn thu nhập.
Tại khu vực trữ nước đa mục tiêu, Hà Lan đề xuất xây dựng một số công trình dịch vụ như khu giải trí (9 ha), cửa hàng (5 ha), bãi đậu xe (10 ha), công viên (98 ha), sân golf (32 ha)…, tạo ra nguồn thu từ du lịch và các hoạt động khác.
Ước tính tổng kinh phí cho công trình bảo vệ Quận 2 và Quận 9 là 1.266 triệu USD. Mức độ chính xác của ước tính kinh phí ở giai đoạn thiết kế ý tưởng này là +40% đến -25%.
Trao đổi với PV Lao Động, Giáo sư – Tiến sĩ Phan Văn Tân (Khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng Việt Nam có thể học hỏi phương pháp chống ngập của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ông Tân nhấn mạnh việc học hỏi này cần xem xét kỹ.
Bên cạnh đó, ông Tân cho rằng việc con người có ý thức bảo vệ môi trường, giảm thiểu khí nhà kính… cũng có thể làm chậm quá trình biến đổi khí hậu.
Trước thực trạng TP.Hồ Chí Minh thường xuyên xảy ra ngập úng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, ngày 29.10, Bí Thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã thông tin tại Quốc hội về việc đề xuất giải pháp chống ngập đa chức năng cho thành phố.
Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh cho biết phía Hà Lan đã đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống chống ngập bền vững cho TP.Hồ Chí Minh, trong đó chú trọng giải pháp tài chính mới.
Theo các chuyên gia từ Hà Lan, TPHCM hiện phải đối mặt với nhiều thách thức về nước, bao gồm nước biển dâng, đô thị hóa, lượng mưa gia tăng, lũ thượng nguồn lớn hơn và cả sụt lún đất.
Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh cho biết phía Hà Lan đã đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống chống ngập bền vững cho TP.Hồ Chí Minh, trong đó chú trọng giải pháp tài chính mới.
Theo các chuyên gia từ Hà Lan, TPHCM hiện phải đối mặt với nhiều thách thức về nước, bao gồm nước biển dâng, đô thị hóa, lượng mưa gia tăng, lũ thượng nguồn lớn hơn và cả sụt lún đất.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top