Vì sao Đại học Quốc gia TPHCM vào bảng các đại học tốt nhất toàn cầu?

Tạp chí của Hoa Kỳ U.S. News & World Report vừa công bố kết quả Bảng xếp hạng các cơ sở đào tạo đại học tốt nhất toàn cầu – Best Global Universities. Đó là Đại học Quốc gia TPHCM cùng Đại học Quốc gia Hà Nội là hai cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam lần đầu tiên được xếp hạng ở bảng xếp hạng các cơ sở đào tạo đại học tốt nhất toàn cầu.
Việt Nam có hai cơ sở giáo dục đại học lần đầu tiên được xếp hạng ở bảng xếp hạng này, đó là ĐH Quốc gia Hà Nội có thứ hạng 1.059, số 1 Việt Nam, tiếp theo là ĐH Quốc gia TPHCM có thứ hạng 1.176. Ngoài ra, Việt Nam còn có ĐH Tôn Đức Thắng cũng được đánh giá nhưng chưa có thứ hạng.
Đặc biệt, cũng ở bảng xếp hạng này, ngành Vật lý của ĐH Quốc gia Hà Nội đã tăng 30 bậc so với bảng xếp hạng năm trước là 502, năm nay là 472 của thế giới.
Xếp hạng theo khu vực châu Á, ĐH Quốc gia Hà Nội được xếp thứ 275 và ĐH Quốc gia TPHCM được xếp thứ 322. 
Đây là lần thứ sáu Tạp chí  US News & World Report công bố thứ hạng của Bảng xếp hạng này. Trước đó, đã hơn 30 năm, Tạp chí  US News & World Report tập trung vào xếp hạng các trường đại học, cao đẳng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, gần đây, nhu cầu người học ở Hoa Kỳ mở rộng ra ngoài các trường đại học trong nước; đồng thời giúp các trường đại học của Hoa Kỳ có thể so sánh với các trường đại học khác trên toàn cầu, Tạp chí U.S. News & World Report đã công bố Bảng xếp hạng Best Global Universities.
Năm nay, có 1.599 trường đại học, thuộc 81 quốc gia,  được đưa vào đánh giá, trong đó có 1.500 trường được xếp hạng. 
Best Global Universities đánh giá và xếp hạng các trường đại học dựa trên phân tích cơ sở dữ liệu khoa học do Tập đoàn Clarivate Analytics InCites cung cấp. Như vậy, với thứ hạng 1059, có thể nói, ĐHQGHN thuộc top 1000+ cơ sở giáo dục đại học nghiên cứu hàng đầu thế giới.
Về phương pháp xếp hạng, Best Global Universities đánh giá các trường ĐH bằng 13 tiêu chí hoàn toàn khách quan và tập trung vào uy tín nghiên cứu (qua khảo sát) và chất lượng nghiên cứu qua phân tích dữ liệu khoa học được công bố trong CSDL của Clarivate Analytics InCites.  
Trong đó, chỉ những trường ĐH có 1.500 bài báo được xuất bản năm 2013 đến 2017 mới được xem xét; đồng thời uy tín về nghiên cứu do Clarivate Analytics InCites thực hiện.
Các học giả tham gia đánh giá uy tín nghiên cứu là những tác giả được lựa chọn từ CSLD Web of Science, bao gồm  Science Citation Index Expanded (SCIE), Social Sciences Citation Index (SSCI) and Arts & Humanities Citation Index (A&HCI).  
Đại  học Quốc Gia TP.HCM
Nằm ở khu vực phía Đông TP.HCM – đô thị phát triển bậc nhất Việt Nam, ĐHQG-HCM được Chính phủ Việt Nam thành lập vào năm 1995 nhằm kiến tạo một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học – công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Với tổng diện tích 643,7 hecta theo mô hình đô thị đại học hiện đại, ĐHQG-HCM là một trong những cơ sở giáo dục lớn nhất Việt Nam với 26 đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trực thuộc và 8 đơn vị thành viên: Trường ĐH Bách Khoa, Trường ĐH KHTN, Trường ĐH KHXH&NV, Trường ĐH Quốc Tế, Trường ĐH CNTT, Trường ĐH Kinh tế – Luật, Viện Môi trường – Tài nguyên và Trường ĐH An Giang.
ĐHQG-HCM có hơn 60 ngàn sinh viên đại học chính quy, cùng đội ngũ học giả với hơn 300 giáo sư, phó giáo sư và hơn 1.200 tiến sĩ. Là hệ thống giáo dục đại học hàng đầu Việt Nam, chương trình đào tạo của ĐHQG-HCM gồm 99 ngành/nhóm ngành thuộc các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, khoa học kinh tế, khoa học sức khỏe, cùng 121 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, 89 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ.
Xác định tầm nhìn là một hệ thống đại học trong top đầu châu Á, ĐHQG-HCM nhiều năm liên tiếp được Tổ chức Giáo dục Quacquarelli Symonds Asia xếp hạng thuộc top 150 ĐH hàng đầu châu lục này. Từ năm 2019, ĐHQG-HCM duy trì thứ hạng thuộc top 701-750 do Tổ chức Giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) Anh quốc đánh giá trên 1.000 trường đại học hàng đầu thuộc 82 quốc gia.
Gắn kết và phục vụ cộng đồng là một trong những giá trị cốt lõi mà ĐHQG-HCM xây dựng. Hằng năm, doanh thu chuyển giao công nghệ, phục vụ cộng đồng của ĐHQG-HCM đều đạt trên 150 tỷ đồng. Cùng mạng lưới đối tác học thuật quốc tế là các tổ chức giáo dục hàng đầu từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Úc, ĐHQG-HCM đã chủ động cập nhật các xu hướng giáo dục tiến bộ nhất trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhằm nâng cao vị thế và uy tín trong cộng đồng học thuật quốc tế.
“Thúc đẩy tiến bộ xã hội” là lý tưởng mà các đại học hàng đầu thế giới theo đuổi. Đây cũng chính là sứ mạng mà ĐHQG-HCM cam kết thực hiện.

Trung tâm Quản lý Ký túc xá (TTQLKTX) được thành lập ngày 04/01/2000, theo Quyết định số 02/QĐ/ĐHQG/TCCB của Giám đốc ĐHQG-HCM, nằm trên địa bàn giáp ranh giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. Là đơn vị dịch vụ, phục vụ đào tạo trực thuộc ĐHQG-HCM, với chức năng nhiệm vụ chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho sinh viên khu vực Thủ Đức – Dĩ An.

TTQLKTX có diện tích 42,08 ha, đáp ứng khoảng 50.000 chỗ ở cho sinh viên. 

ĐHQG-HCM ĐỨNG TÊN TRONG NHIỀU BẢNG XẾP HẠNG ĐẠI HỌC UY TÍN
Sau hơn hai thập niên liên tục đầu tư toàn diện, có chiều sâu, nhất là mảng đào tạo, nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế, ĐHQG-HCM dần khẳng định được vị trí của mình trên trường quốc tế. Tính đến tháng 9/2019, ĐHQG-HCM đã có trong nhiều bảng xếp hạng đại học uy tín nhất của khu vực và thế giới.

Bảng xếp hạng QS World

Từ vị trí 144 ở bảng xếp hạng QS Asia vào năm 2017, một năm sau, ĐHQG-HCM đã có bước tiến dài khi lần đầu tiên đứng ở vị trí 701-750 trong bảng xếp hạng QS World (Tổ chức Giáo dục Quacquarelli Symonds – Vương Quốc Anh).
QS World xếp hạng các trường đại học theo 6 tiêu chí, gồm: Danh tiếng học thuật (chiếm 40% tổng điểm), danh tiếng với nhà tuyển dụng (10%), tỷ lệ giảng viên/sinh viên (20%), tỷ lệ trích dẫn bài báo/giảng viên (20%), tỷ lệ giảng viên quốc tế (5%), và sinh viên quốc tế (5%).
Trong đó tiêu chí Danh tiếng học thuật của ĐHQG-HCM (chiếm trọng số cao nhất của bảng xếp hạng) tăng 70 bậc xếp hạng 427 toàn cầu.
Cũng trong năm 2018, QS xếp hạng ĐHQG-HCM vào vị trí 101-150 trong bảng xếp hạng 50 Under 50 – top các trường đại học trẻ dưới 50 tuổi.
ĐHQG-HCM THUỘC TOP 10 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Theo bảng xếp hạng Current Index, bảng xếp hạng nhánh của Nature Index, (khảo sát từ 1/7/2018 – 30/6/2019), ĐHQG-HCM và Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử ĐHQG-HCM (INOMAR) là 2 đơn vị thuộc top 10 cơ sở nghiên cứu hàng đầu Việt Nam. Trong đó, ĐHQG-HCM đứng vị trí thứ 4 và Trung tâm INOMAR đứng thứ 8.
Top 10 cơ sở nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam theo Current Index. Nguồn: natureindex.com
Nature Index (Vương quốc Anh) năm 2019 là bảng xếp hạng các đơn vị nghiên cứu hoặc quốc gia, được xây dựng dựa trên nền tảng 82 tạp chí khoa học thuộc 4 nhóm lĩnh vực, gồm: hóa học, vật lý học, khoa học trái đất & môi trường, và khoa học sự sống. Đây là những tạp chí rất danh tiếng, được chọn lọc ra từ hàng chục nghìn tạp chí khoa học uy tín trên khắp thế giới.
Nature Index bắt đầu công bố xếp hạng từ năm 2016 nhằm đánh giá chất lượng và xếp hạng của trên 5.000 các trường đại học, viện/trung tâm nghiên cứu của 174 quốc gia. Phương pháp đánh giá của Nature Index chủ yếu dựa vào 2 chỉ số là AC (Article Count) – số lượng bài báo của đơn vị/quốc gia trong khung thời gian đang xét, và FC (Fractional Count) – tỷ lệ đóng góp của các tác giả từ đơn vị/quốc gia đó, có xét đến số địa chỉ công tác của tác giả trên mỗi bài báo. Trong đó, chỉ số FC sẽ được dùng để xếp hạng.
Theo PGS.TS Phan Bách Thắng – Giám đốc Trung tâm INOMAR, trong khoảng thời gian đánh giá trên, ĐHQG-HCM đã công bố 5 bài báo khoa học ở các tạp chí thuộc danh sách chọn lọc của Nature Index gồm: Advanced Functional Materials, Geochimica et Cosmochimica Acta, Geophysical Research Letters, Inorganic Chemistry và Water Research. Tỷ lệ đóng góp theo các chỉ số của các lĩnh vực xếp hạng là Khoa học Trái đất và Môi trường (AC = 3, FC = 0.51), Vật lý (AC = 1, FC = 0.06) và Hóa học (AC = 1, FC = 0.58).
“Trong tổng điểm AC và FC của ĐHQG-HCM, Trung tâm INOMAR  lần lượt chiếm 20% và 43% tổng số điểm. Điều này cho thấy nội lực cao trong nghiên cứu khoa học của trung tâm” – PGS.TS Phan Bách Thắng cho biết.
Tạp chí lừng danh Nature Research cho biết, Nature Index là bảng xếp hạng được công bố liên tục hàng tháng, với dữ liệu đầu vào là những bài báo được công bố trong vòng một năm kể từ tháng đó trở về trước. Bảng xếp hạng này cho phép đánh giá mức độ tích cực trong công bố quốc tế xuyên suốt một năm gần nhất của một đơn vị nghiên cứu hoặc một quốc gia. 
Các chỉ số xếp hạng của ĐHQG-HCM do Current Index công bố. Nguồn: natureindex.com
Trước đó, tại Hội thảo “Nâng cao năng lực công bố quốc tế Scopus tại ĐHQG-HCM” vào trung tuần tháng 8, PGS.TS Vũ Hải Quân – Phó Giám đốc ĐHQG-HCM, khẳng định ĐHQG-HCM sẽ hỗ trợ sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và giảng viên trẻ trong việc xuất bản bài báo quốc tế.
Hiện nay, ĐHQG-HCM sở hữu hơn 3.700 cán bộ nghiên cứu và trên 2.500 nghiên cứu sinh, học viên cao học tốt nghiệp mỗi năm. Từ tháng 9/2019, ĐHQG-HCM triển khai Đề án Nâng cao năng lực công bố quốc tế Scopus cho đội ngũ các nhà khoa học của ĐHQG-HCM. Trong đó, đề án tập trung vào việc xây dựng văn phòng hỗ trợ công bố quốc tế, khen thưởng cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và giảng viên trẻ có công bố khoa học xuất sắc.
Bảng xếp hạng THE
ĐHQG-HCM ĐỨNG TRONG TOP 1001+ TRÊN BẢNG XẾP HẠNG Tạp chí Times Higher Education – THE World University Rankings 2020 (Vương quốc Anh), ĐHQG-HCM đứng trong top 1001+

TS Nguyễn Quốc Chính – Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo ĐHQG-HCM, cho biết theo kết quả xếp các trường đại học toàn cầu năm 2020 của Tạp chí Times Higher Education – THE World University Rankings 2020 (Vương quốc Anh), ĐHQG-HCM đứng trong top 1001+. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có các cơ sở giáo dục đại học đứng trong bảng xếp hạng này.
THE xếp hạng các trường đại học theo 5 nhóm tiêu chí, gồm: Giảng dạy (chiếm 30% tổng điểm), Nghiên cứu (30%), Trích dẫn khoa học (30%), Triển vọng quốc tế (7,5%), Thu nhập nhờ chuyển giao tri thức (2,5%).
Các tiêu chí của bảng xếp hạng THE
Để có cơ sở dữ liệu khách quan cho việc đánh giá, THE đã phân tích 77,4 triệu lượt trích dẫn đối với 12,8 triệu bài báo được xuất bản trong vòng 5 năm từ nhà cung cấp dữ liệu Elsevier và khảo sát danh tiếng học thuật thường niên từ Academic Reputation Survey nhằm cung cấp những so sánh toàn diện và cân bằng nhất về chất lượng của các trường đại học trên thế giới.
THE ra đời vào năm 2004, là tạp chí về tin tức và các vấn đề giáo dục bậc cao, có trụ sở tại London, Vương quốc Anh. THE World University Rankings là bảng xếp hạng có uy tín, được sinh viên, nhà khoa học, lãnh đạo trường đại học, doanh nghiệp và các chính phủ tin cậy.
Bảng xếp hạng QS GER
ĐHQG-HCM THUỘC TOP 301 – 500 ĐẠI HỌC ĐẠT TỶ LỆ SINH VIÊN CÓ VIỆC LÀM TỐT NHẤT THẾ GIỚI
TS Nguyễn Quốc Chính – Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo ĐHQG-HCM, cho biết theo Bảng xếp hạng các đại học đạt tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm tốt nhất thế giới năm 2020, ĐHQG-HCM đứng top 301 – 500 trên 2.100 trường đại học hàng đầu của 132 quốc gia.
ĐHQG-HCM đạt nhiều vị trí nổi bật trong các bảng xếp hạng quốc tế về chất lượng đại học. Nguồn: topuniversities.com
Kết quả trên do QS Graduate Employability Rankings (QS GER) 2020 công bố ngày 19/9. ĐHQG-HCM là đại diện duy nhất của Việt Nam xuất hiện trong bảng xếp hạng này.
QS GER đánh giá chất lượng và khả năng tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp dựa trên 5 tiêu chí: Danh tiếng với nhà tuyển dụng (chiếm 30% tổng điểm), chất lượng đầu ra của cựu sinh viên (25%), hợp tác với doanh nghiệp (25%), các hoạt động kết nối doanh nghiệp và sinh viên (10%) và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm (10%).
QS GER được Tổ chức Giáo dục Quacquarelli Symonds (Vương quốc Anh) thực hiện lần đầu vào năm 2015. Bảng xếp hạng này nhằm cung cấp thông tin chi tiết hơn về mối quan hệ giữa trường đại học với doanh nghiệp và các sinh viên tốt nghiệp của trường. QS GER 2020 được thực hiện trên cơ sở dữ liệu của 2.100 đại học đến từ 132 quốc gia. Theo đó, 750 trường được xem xét, 680 trường được xếp hạng và 501 trường được vinh danh (top 500).  
Đây là năm thứ 2 ĐHQG-HCM thuộc top 301 – 500. Trước đó, ĐHQG-HCM thuộc top 701-750 trong Bảng xếp hạng các đại học thế giới QS World 2020, đứng trong top 1001+ trên Bảng xếp hạng THE 2020 và đạt thứ hạng 144 trong Bảng xếp hạng các trường đại học châu Á – QS Asia 2019.
ĐHQG-HCM XẾP THỨ 142 QS ASIA
Ngày 17/10/2017, Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) – Anh quốc – công bố kết quả bảng xếp hạng QS Asia 2017-2018 cho 400 trường ĐH hàng đầu châu Á. Trong đó, ĐHQG-HCM được xếp thứ hạng 142, vươn lên 5 bậc so với năm 2016. 
Đặc biệt, ĐHQG-HCM liên tục tăng hạng trong nhiều năm qua, từ năm 2013 đến nay tăng 159 hạng và đứng số 1 tại Việt Nam ở hai tiêu chí quan trọng là Danh tiếng học thuật và Danh tiếng với nhà tuyển dụng. Hai tiêu chí này ĐHQG-HCM được xếp tiệm cận top 100 châu Á.
Nhìn từ QS Asia 2017-2018
Trong Top 10 ĐH dẫn đầu châu Á, có 2 ĐH của Singapore, 3 ĐH của Hong Kong, 3 ĐH của Trung Quốc và 1 ĐH của Hàn Quốc. Năm 2017, Nanyang Technological University (NTU) tăng 2 bậc, chiếm vị trí số 1 trong bảng xếp hạng này. Lần đầu tiên trong 3 năm, National University of Singapore (NUS) rơi xuống vị trí số 2. 
Việt Nam có 5 đơn vị lọt vào top 400 trường ĐH mạnh nhất châu Á, gồm: ĐHQG Hà Nội (ĐHQG-HN) thứ hạng 139, ĐHQG-HCM thứ hạng 142, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội thứ hạng 291-300, ĐH Cần Thơ thứ hạng 301-350, ĐH Huế thứ hạng 351-400. Trong đó, ĐHQG-HN duy trì hạng 139 như năm 2016. ĐHQG-HCM tăng 5 bậc từ 147 lên 142 so với năm 2016. 
Cũng theo bảng xếp hạng này, ĐHQG-HCM có điểm theo Khảo sát ý kiến đồng nghiệp về danh tiếng học thuật (58.3%); Khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng về chất lượng sinh viên tốt nghiệp (47.8%), đây là 2 tiêu chí chiếm trọng số cao nhất (50%) trong 10 tiêu chí xếp hạng ĐH của QS Asia và cũng là 2 trong 3 tiêu chí mà ĐHQG-HCM có điểm cao nhất trong cả nước trong bảng xếp hạng ĐH QS Asia 2017-2018. 
So với 5 trường ĐH hàng đầu của Việt Nam được QS Asia xếp hạng, ĐHQG-HCM đứng đầu với 3 tiêu chí: danh tiếng học thuật, uy tín đối với nhà tuyển dụng và số lượng sinh viên quốc tế. 
Đây là thành công bước đầu của ĐHQG-HCM khi chính thức tham gia “cuộc chơi xếp hạng”, khẳng định uy tín và chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của ĐHQG-HCM trong khu vực và trên thế giới. 
Đặc biệt chú trọng chất lượng 
ĐHQG-HCM với sứ mạng là nòng cốt trong hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam đã tiên phong trong đào tạo tín chỉ, trắc nghiệm khách quan, đảm bảo chất lượng theo mô hình CDIO và chuẩn AUN, kiểm định theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. 
Trong Chiến lược phát triển giai đoạn 2016-2020, ĐHQG-HCM xác định: “Chất lượng giáo dục ĐH là ưu tiên hàng đầu và được lồng ghép xuyên suốt trong mọi hoạt động của ĐHQG-HCM”. ĐHQG-HCM coi vấn đề cải tiến liên tục là nội dung cốt lõi và là nhiệm vụ trọng tâm của tất cả hoạt động nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. ĐHQG-HCM đã kết hợp công tác đảm bảo chất lượng, công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công tác xếp hạng ĐH để thúc đẩy ĐHQG-HCM và các trường ĐH thành viên từng bước khẳng định thứ hạng của mình trong khu vực và trên thế giới. 
Với vị trí 142 trong Bảng xếp hạng QS Asia 2017-2018, ĐHQG-HCM nằm trong top 1,2% trường ĐH hàng đầu châu Á (trong tổng số 11.900 trường ĐH toàn khu vực), tăng 159 bậc so với năm 2013.
Kết quả này thể hiện những nỗ lực nghiêm túc của ĐHQG-HCM trong việc thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao cho vào ngày 10/11/2016: “Đến năm 2020 ĐHQG-HCM trở thành một trong 100 trường ĐH hàng đầu châu Á”. 
Tiếp tục nâng cao thứ hạng 
Để nâng cao thứ hạng trong Bảng xếp hạng QS Asia, ĐHQG-HCM cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng ở ĐHQG-HCM và các trường ĐH thành viên vì đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH là nền tảng vững chắc cho việc tham gia xếp hạng ĐH. Đồng thời ĐHQG-HCM cần tăng cường hoạt động quảng bá, nâng cao thương hiệu nhằm giúp giới học thuật, giới doanh nghiệp và xã hội…kịp thời cập nhật các thành tựu về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng của ĐHQG-HCM. Đặc biệt, cần tập trung nguồn lực nâng cao số lượng và chất lượng các công bố quốc tế để đưa ĐHQG-HCM tiếp cận sâu rộng với cộng đồng học thuật trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, ĐHQG-HCM cần chú trọng chiến lược nâng cao các giá trị cốt lõi như phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ nhằm cải thiện tiêu chí về chất lượng đội ngũ giảng viên, tăng tỷ lệ bài báo/giảng viên và tỷ lệ trích dẫn bài báo; mở rộng chính sách và giải pháp thu hút giảng viên, sinh viên quốc tế đến ĐHQG-HCM và các trường ĐH thành viên nghiên cứu, học tập; thường xuyên đối sánh kết quả xếp hạng các năm để xác định chiến lược phù hợp nhằm cải thiện những tiêu chí còn hạn chế so với khu vực.
10 tiêu chí đánh giá của QS Asia
Tổ chức QS Asia xếp hạng các ĐH dựa trên 10 tiêu chí với trọng số khác nhau, gồm: Danh tiếng về học thuật (30%); Khảo sát ý kiến nhà tuyển dụng về chất lượng sinh viên tốt nghiệp (20%); Tỷ lệ giảng viên/sinh viên (15%); Tỷ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ (5%); Tỷ số bài báo xuất bản trên giảng viên (10%); Trích dẫn mỗi bài nghiên cứu được công bố (10%); Tỷ lệ giảng viên quốc tế (2,5%); Tỷ lệ sinh viên quốc tế (2,5%); Trao đổi sinh viên trong nước (2,5%)
Bí quyết để đứng vào top 100

PGS.TS Vũ Hải Quân – Phó Giám đốc ĐHQG-HCM, đề xuất 3 giải pháp để đại học Việt Nam đứng vào top 100 các trường đại học châu Á hoặc top 500 các trường đại học hàng đầu thế giới trong vòng 10 năm tới.
Thứ nhất, Nhà nước cần có chiến lược ưu tiên đầu tư cho một số trường đại học đã có tên trong bảng xếp hạng thông qua chính sách đặt hàng đào tạo và nghiên cứu. Cụ thể như chính sách đặt hàng để đào tạo các ngành khoa học cơ bản, công nghệ mũi nhọn cho các trường đại học để xây dựng lực lượng khoa học trẻ, thực hiện các nghiên cứu đột phá.
Thứ hai, cam kết về tự chủ cho các trường đại học, trong đó quan trọng nhất là tự chủ học thuật, tự chủ tổ chức và tự chủ tài chính.
Thứ ba, các trường đại học tái cấu trúc để tăng hiệu quả quản trị, có chính sách thu hút, tuyển dụng giảng viên giỏi, nhất là giảng viên nước ngoài; xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh để tăng số lượng và chất lượng nghiên cứu.
…………………..
Địa chỉ: ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP.HCM
(+84-28) 37 242 181 (ext: 1651/1652)
info@vnuhcm.edu.vn

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top