Việt Nam có bao nhiêu sân bay?

Bên trong sân bay 

Mới đây, trong tờ trình về việc thẩm định quy hoạch gửi Bộ Giao thông Vận tải và Hội đồng Thẩm định quy hoạch, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất trong thời kỳ 2021-2030 giữ nguyên quy hoạch 28 sân bay của cả nước. Gồm:

 14 sân bay quốc tế: Nội Bài, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Cần Thơ, Phú Quốc

14 sân bay nội địa: Lai Châu (chưa xây dựng), Điện Biên, Sa Pa (chưa xây dựng), Nà Sản (tạm dừng khai thác), Đồng Hới, Quảng Trị (chưa xây dựng), Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết (đang triển khai xây dựng), Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo. 

Còn giai đoạn đến năm 2050, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất chỉ bổ sung sân bay Cao Bằng vào quy hoạch, nâng tổng số sân bay của cả nước lên 29.

Trước đó, đại diện Tổng Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) – đơn vị thực hiện quy hoạch – cũng đề nghị không bổ sung sân bay mới đến năm 2030. Trên cơ sở nghiên cứu và so sánh, TEDI cho biết giai đoạn đến năm 2030, với hệ thống 28 sân bay đã được Thủ tướng phê duyệt thì gần 96% dân số Việt Nam có thể tiếp cận được sân bay trong phạm vi 100 km, cao hơn so với trung bình thế giới là 75%. Vì lẽ trên, TEDI đề nghị không bổ sung sân bay mới so với hệ thống mạng sân bay đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2018.

Hiện trong số 22 sân bay đang được khai thác trên cả nước, chỉ 6 sân bay có lãi. Trước đây, chỉ có Nội Bài, Tân Sơn Nhất là có lãi. Sau đó, danh sách này có thêm sự góp mặt của Đà Nẵng. Gần đây nhất, thêm 3 cảng: Cam Ranh, Liên Khương, Phú Bài góp mặt trong danh sách này, trong đó Liên Khương và Phú Bài mới chỉ bắt đầu vượt qua mức cân đối thu chi và có lãi.

Bên trong sân bay Cam Ranh

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top